Phát biểu tại hội thảo,Đấutranhphòngchốngthamnhũngsợnhấtlàalôvỗhavadar sc Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Thời gian qua, báo chí phát hiện nhiều các vụ tiêu cực, tham nhũng, đó là đầu vào rất tốt. Với đà này báo chí còn phát hiện nhiều hơn nữa các vụ việc tiêu cực, tham nhũng. Vấn đề là các cơ quan chức năng xử lý thế nào với những vụ việc tiêu cực mà báo chí đã nêu, nếu xử lý không hiệu quả anh em báo chí chưa vui".
Chia sẻ tại hội nghị ông Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Báo chí – truyền thông có vai trò to lớn trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, không chỉ là vấn đề nhận thức, vấn đề lý luận, mà thực tiễn đã và đang ngày càng chứng minh điều đó. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ở đâu và lúc nào, vấn đề này cũng được nhận thức một cách đầy đủ như nó cần được nhận thức. Cũng không phải lúc nào báo chí, nhà báo cũng được tạo điều kiện để tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Mặt khác, ngay chính bản thân các nhà báo không phải lúc nào cũng có đủ nhận thức, tri thức và kĩ năng tác nghiệp, để vừa tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách có hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn nghề nghiệp cho bản thân và cho cơ quan báo chí…
Đồng quan điểm, PGS,TS. Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng cho rằng, do đặc thù hoạt động của nhà báo trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng là thường hoạt động “đơn tuyến” và “độc lập” tác chiến, cho nên không có cách nào hiệu quả hơn bằng việc trang bị kiến thức và kỹ năng tác nghiệp cho nhà báo thật sự mang tính chuyên nghiệp cao để họ tự bảo vệ mình.
"Đặc biệt cần có chính sách và kế hoạch xây dựng đội ngũ nhà báo điều tra, trên cơ sở đó chú trọng tập huấn đào tạo kiến thức pháp luật, phương pháp, kỹ năng, thủ thuật điều tra thu thập thông tin – dữ liệu phục vụ báo chí chống tham nhũng. Đồng thời, hình thành mạng lưới báo chí điều tra, đội ngũ nhà báo điều tra để họ kết nối, hợp tác, phối hợp và giúp nhau trong quá trình tác nghiệp", ông Dững nhấn mạnh.
Còn Luật sư Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng thư ký Liên đoàn luật sư Việt Nam cho rằng, số vụ việc tham nhũng bị phát hiện và xử lý còn rất ít so với thực trạng tham nhũng trong xã hội hiện nay, hơn nữa, hầu như các vụ việc này chủ yếu là do nhân dân và báo chí phát hiện, rất ít vụ việc được phát hiện từ các cơ quan, tổ chức. Vì vậy, những người phát hiện hành vi tham nhũng trở thành đối tượng theo dõi, chi phối, trả thù của các đối tượng tham nhũng.
Vì vậy, để bảo vệ nhà báo trong hoạt động tác nghiệp, khơi dậy lòng yêu nghề, nhiệt tình đam mê và trách nhiệm đối với nghề báo trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng cần nghiên cứu về cơ chế phối hợp giữa Hội Nhà báo với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo vệ quyền hành nghề của nhà báo đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Phát biểu tham luận tại Hội thảo, nhà báo Duy Thanh, Phó Tổng biên tập Báo Đại Đoàn kết nhấn mạnh: Để việc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực đạt được hiệu quả cao, tránh bị lôi kéo, kích động, gây chia rẽ nội bộ, xâm hại lợi ích của tập thể, cá nhân, nhà báo viết bài về đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực cần nắm vững phương châm: "Xây là chính, xây để mà chống, chống để xây tốt hơn".
Khi viết bài đấu tranh với các vấn nạn này, nhà báo phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân theo các nguyên tắc: Phải mô tả trung thực, khách quan, chính xác về tiêu cực; bảo vệ lợi ích của Đảng, Nhà nước và tập thể nhân dân. Người viết phải có cái nhìn nhân bản; bài viết phải mang tính nhân văn, vì mục tiêu xây dựng; tuyệt đối không được lợi dụng chống tiêu cực, tham nhũng để thương mại hóa báo chí, để “vùi dập”, để “nói cho hả”, gây nghi ngờ, mất đoàn kết nội bộ, làm vô hiệu hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, làm nhụt ý chí của người đang đứng mũi chịu sào.
"Trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí hiện nay nhà báo và cơ quan báo chí không thể tự thân và đơn phương. Thiếu sự vào cuộc của cơ quan chức năng, bài báo sẽ bị rơi vào im lặng. Cơ quan báo chí, nhà báo không có quyền xử lý vi phạm. Đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng sợ nhất “alo, vỗ vai”. Chỉ có sự minh bạch, sự vào cuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng mới làm cho các thông tin báo chí trở thành căn cứ, chứng cứ đưa ra ánh sáng các vụ việc tiêu cực, tham nhũng góp phần thực hiện mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí", ông Thanh nhấn mạnh…/.
Hồng Chi