【lịch sử đối đầu real vs bayern】Tăng cường phòng, ứng phó thiên tai
Vào cao điểm mùa mưa,ăngcườngphngứlịch sử đối đầu real vs bayern huyện Châu Thành A đang tăng cường cảnh giác với thiên tai. Đặc biệt là sạt lở trên tuyến sông Ba Láng, đoạn đi qua địa bàn xã Tân Phú Thạnh.
Điểm sạt lở trên tuyến sông Ba Láng thuộc ấp Thạnh Lợi, xã Tân Phú Thạnh, xảy ra ngày 3-7.
Vào khoảng 4 giờ 30 phút ngày 3-7, sạt lở xảy ra với chiều dài 21m, sâu vào bờ nơi rộng nhất 4m, diện tích mất đất 84m2, làm ảnh hưởng 16 hộ dân. Dự báo có nguy cơ sạt lở tiếp phần lộ giao thông nông thôn rộng 3,5m, dài 21m. Vụ sạt lở gây hư hỏng hệ thống trụ, đà chống va đập (kết cấu bê tông cốt thép), hệ thống bơm chìm và cầu thao thép của trạm quan trắc chất lượng mặt nước do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh quản lý. Ước thiệt hại khoảng 280 triệu đồng.
Bà Huỳnh Thị Nga, ở ấp Thạnh Lợi, xã Tân Phú Thạnh, kể lại: “Trước đó khoảng 10 ngày, có vết răn nứt nhỏ chạy dài. Khi xảy ra, đất không sạt ra mà sụp ầm xuống luôn. Hiện giờ, UBND xã đã khắc phục tạm nhưng con lộ bê tông bên trên bị ảnh hưởng nằm nghiêng xuống mé sông rồi, sớm muộn gì cũng sạt. Mong sớm được đầu tư khắc phục điểm sạt lở này vì nằm ngay trước UBND xã và người dân lưu thông qua đoạn này thường xuyên”.
Nhận được tin báo sạt lở, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn huyện Châu Thành A phối hợp địa phương điều động lực lượng dân quân tự vệ và chính quyền, đoàn thể ấp hỗ trợ Nhân dân di dời tài sản và khắc phục ổn định đời sống. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã đã cắm biển cảnh báo sạt lở nguy hiểm không cho người dân lại gần và qua lại; treo đèn chiếu sáng hai đầu đoạn sạt lở; rào chắn an toàn không cho phương tiện lưu thông; mở đường đi khác cho người dân trong khu vực sạt lở qua lại thuận tiện.
Theo ông Đoàn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phú Thạnh, nguyên nhân sạt lở trên địa bàn do nước sông chảy mạnh, phương tiện tải trọng lớn quay đầu nhiều làm xói mòn bờ sông. Trước mắt sẽ làm kè tạm bằng cừ tràm và dùng bao cát tấn không cho nước ngấm sâu vào bên trong lộ gây sụp lún phần cát nền, tránh thiệt hại mặt đường bê tông cốt thép hiện hữu.
Sạt lở đất bờ sông thường xảy ra ở tuyến sông Ba Láng, vì thế ngành chức năng thường xuyên rà soát, theo dõi những điểm nguy cơ cao để có biện pháp cảnh báo cho người dân. UBND xã thông tin còn 3 điểm nguy cơ cao thuộc ấp Thạnh Lợi và Tân Thạnh Tây đang được theo dõi.
Theo UBND huyện Châu Thành A, từ đầu năm đến nay tình hình thiên tai trên địa bàn huyện diễn biến bất thường đã gây thiệt hại lớn đến tài sản của người dân. Ngoài sạt lở, giông lốc làm sập và tốc mái 9 căn nhà ở thị trấn Bảy Ngàn và xã Tân Phú Thạnh. Ước tính thiệt hại do giông lốc gây ra trên 130 triệu đồng.
Trước diễn biến phức tạp của thiên tai, sạt lở, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn huyện Châu Thành A thường xuyên cập nhật thông tin và thông báo kịp thời các dự báo về tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, thiên tai đến các xã, thị trấn và người dân. Đồng thời, yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng thiên tai nhằm nâng cao ý thức trong Nhân dân như: Vận động người dân chằng chống nhà cửa, phát quang cây cối xung quanh nhà và gần đường dây điện, không nên ra đồng khi trời mưa có kèm theo sấm sét. Thực hiện các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai của UBND huyện ban hành; triển khai kế hoạch phòng, chống lũ, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai ở các xã, thị trấn theo phương châm “bốn tại chỗ”.
Ông Võ Quốc Sử, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Châu Thành A, cho biết: Huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, theo dõi, kiểm tra các tuyến sông, kênh có nguy cơ sạt lở cao để kịp thời cắm thêm biển cảnh báo, qua đây giúp cho người dân biết để tránh. Bên cạnh khắc phục các điểm sạt lở, sẽ tiếp tục vận động người dân gia cố, kè mé sinh thái chống sạt lở.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn huyện đã yêu cầu các địa phương thường xuyên theo dõi thời tiết, khí tượng thủy văn của ngành chuyên môn để tuyên truyền cho người dân chủ động ứng phó kịp thời. Tự giác, chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó với thiên tai như: chằng chống nhà cửa, sét đánh, đưa trẻ vào các điểm tập trung trên địa bàn chống đuối nước; chủ động gia cố bờ bao, cống đập ngăn lũ bảo vệ sản xuất. Chỉ đạo các phòng, ban, ngành phối hợp với UBND các xã, thị trấn khẩn trương rà soát, báo cáo các vùng sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng có nguy cơ ngập lũ, đồng thời đề xuất biện pháp khắc phục; vận động bà con nông dân nâng cao đê bao, cống, đập đảm bảo chống lũ. Người dân cần chấp hành nghiêm các khuyến cáo của các ngành chuyên môn và địa phương như lịch xuống giống, các biện pháp phòng chống dịch bệnh…
Bài, ảnh: KỲ ANH
相关文章
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
Giao dịch viên làm việc tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ.Cụ thể, chỉ số Dow Jones tăng 3392025-01-09Chương trình ‘Ngôi làng vui vẻ’ thu hút khán giả nhí
Qua khảo sát 30 em nhỏ trong độ tuổi từ 2-7 tuổi xem chương trình “Ngôi làng vui vẻ” bằng cách quay2025-01-09Đến Hyun Bin cũng bị Son Ye Jin chê khả năng chụp ảnh
Trên trang cá nhân, Son Ye Jin đăng tải bức ảnh chụp ở sân golf. Dưới phần2025-01-09Khối lượng giao dịch trên UPCoM tháng 5 tăng tới 13%
Khối lượng giao dịch cổ phiếu niêm yết trên HNX giảm gần 30%Khối lượng giao dịch cổ phiếu niêm yết H2025-01-09Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
Giá cao su trong nước hôm nay không biến động.Giá cao su trong nướcTrong phiên giao dịch trực tuyến2025-01-09Tác giả Phan Đăng: 'Đọc sách cũng giống như yêu'
Chào mừng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam, nhà báo - tác giả Phan Đăng tổ chức buổi talk show với2025-01-09
最新评论