【ket qua ty so】TNG và cuộc chơi chiếm lĩnh thị trường nội địa

时间:2025-01-12 12:06:28 来源:88Point

tng va cuoc choi chiem linh thi truong noi dia

TNG đã phát triển thêm mảng ODM mang thương hiệu TNG Fashion với hơn 43 cửa hàng tại 22 tỉnh,àcuộcchơichiếmlĩnhthịtrườngnộiđịket qua ty so thành, chủ yếu ở phía Bắc.

Kế hoạch thoát bóng các ông lớn

Năm 2018 cũng được đánh giá là năm kinh doanh đạt được nhiều kết quả vượt trội của TNG, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều vượt mức kế hoạch đề ra với doanh thu ước đạt 3.500 tỷ đồng, đạt 127% kế hoạch. Năm 2018, TNG nộp ngân sách ước đạt 101 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 175 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2019, TNG sẽ đưa vào hoạt động thêm 1 nhà máy tại huyện Võ Nhai.

Sau 39 năm xây dựng và phát triển đến nay Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG đã trở thành doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tạo công ăn việc làm cho trên 14.000 lao động, với thu nhập bình quân đạt trên 7 triệu đồng/ người/ tháng.

Nếu như ở thời điểm 2003, vốn điều lệ của TNG chỉ vỏn vẹn có 10 tỷ đồng, một nhà máy và hai dây chuyền sản xuất thì đến nay TNG có vốn chủ sở hữu là hơn 262 tỷ đồng, 11 nhà máy may, hai nhà máy phụ trợ và tổng tài sản đạt hơn 1.000 tỷ đồng. Các nhà máy của công ty gần như đã có mặt ở khắp các huyện và thành phố của tỉnh Thái Nguyên. Với quy mô đó, TNG đã được xếp hạng “TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” và “TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất ngành dệt may Việt Nam”.

Khi thương hiệu TNG vẫn còn lạ lẫm với nhiều người tiêu dùng trong nước, thì TNG đã kịp phủ sóng hệ thống đại lý và cửa hàng TNG trên khắp các tỉnh phía Bắc, kéo dài từ Lạng Sơn cho tới Quảng Bình. Tại Hà Nội, một loạt cửa hàng của TNG đã xuất hiện ở những vị trí thuận tiện cho việc thu hút người tiêu dùng nhất như: Time City, Royal City, trung tâm thương mại Savico Long Biên. Chuỗi cửa hàng TNG hiện có mặt ở 43 tỉnh, thành phố và dự kiến sẽ mở rộng trên khắp các tỉnh, thành của cả nước trong năm 2019.

Hiện các doanh nghiệp dệt may trong nước đang kinh doanh theo 3 hình thức chính là CMT (là hình thức cắt may theo thiết kế và nguyên liệu của bên đặt hàng cung cấp, lợi nhuận chỉ đạt 1-3% đơn giá gia công); FOB (doanh nghiệp tự nhập khẩu nguyên liệu và lợi nhuận đạt 3-5% đơn hàng) và ODM (doanh nghiệp chịu trách nhiệm thêm khâu thiết kế so với FOB, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 5-7%). Xác định được mục tiêu của mình, kể từ năm 2016, thay vì ký hợp đồng nhượng quyền thương mại với các hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới như một số doanh nghiệp khác đã từng làm, không muốn chỉ dừng lại ở việc thực hiện hợp đồng gia công cho các thương hiệu thời trang, TNG đã phát triển thêm mảng ODM mang thương hiệu TNG Fashion với hơn 43 cửa hàng tại 22 tỉnh, thành, chủ yếu ở phía Bắc. Nhờ những bước đi đúng đắn, hoạt động này đã đóng góp 6% doanh thu năm 2017 của TNG.

…và giấc mơ “made in TNG”

Để tập trung phát triển mảng thị trường nội địa thay vì chỉ gia công đơn thuần, TNG cũng là doanh nghiệp Việt đầu tiên xây dựng Trung tâm thiết kế thời trang. Trung tâm thiết kế thời trang TNG là nơi thiết kế, trình diễn các mẫu thời trang mang thương hiệu TNG cũng như đáp ứng nhu cầu thương mại, văn phòng làm việc và phát triển thương hiệu thời trang TNG.

Không chỉ đẩy mạnh phát triển chuỗi cửa hàng tại khắp các tỉnh, thành trên cả nước, theo Chủ tịch Hội đồng quản trị TNG Nguyễn Văn Thời, TNG đang tiếp tục củng cố bộ phận nghiên cứu thị trường, đặc biệt là bộ phận thiết kế, không chỉ hợp tác với các nhà thiết kế trong nước, giờ đây TNG còn thuê chuyên gia Hàn Quốc hỗ trợ công tác này nhằm tạo ra dòng sản phẩm thân thiện phù hợp với thị trường Việt Nam. “Đến nay, với sự phát triển khá ổn định, dòng sản phẩm thời trang TNG đang từng bước xây dựng thương hiệu tại thị trường thời trang nội địa, trong đó hiện chủ yếu phục vụ nam, nữ công sở và được tiêu thụ khá tốt”, Chủ tịch Nguyễn Văn Thời chia sẻ.

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý trong năm qua của TNG chính là việc sáng chế ra dòng sơ mi ép dán (sơmi Modal Bonding TNG và Bamboo Bonding TNG) đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng công nghệ 4.0, là công nghệ liên kết nhiệt trên dây chuyền thiết bị tự động của châu Âu kết hợp trí tuệ nhân tạo, mà không phải bằng đường kim mũi chỉ truyền thống. Kết hợp chất liệu siêu mát được làm từ chất liệu hoàn toàn thiên nhiên thân thiện với môi trường và công nghệ ép seam đem đến thẩm mỹ và sự thoải mái nhất cho khách hàng.

Ngoài chú trọng thị trường nội địa, TNG cũng đang từng bước tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới. TNG đã thành lập chi nhánh tại Mỹ để từng bước thiết lập cơ sở nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hàng Made in Vietnam, thương hiệu TNG vào những thị trường tiềm năng, và đang lên kế hoạch đàm phán để đưa các sản phẩm do chính TNG may và thiết kế vào hệ thống Wall-mart, tiến tới là các trung tâm thời trang, nơi hiện nay TNG vẫn đang làm gia công cho các tên tuổi lớn trên thế giới như Mango, Zara…

Nếu chỉ đơn giản là bám vào những hợp đồng gia công cho các thương hiệu thời trang để tăng trưởng, có lẽ TNG đã đạt được mục tiêu của mình. Nhưng TNG không muốn dừng lại ở đó. Theo ông Nguyễn Văn Thời, TNG đang đi theo một lối hoàn toàn khác, bền vững, tiến từng bước đi chậm mà chắc. Chiến lược trong tương lai của TNG là dần thoát khỏi bóng các ông lớn, buông hẳn mảng gia công cho các thương hiệu nước ngoài, chuyển sang bán sản phẩm cho chính thương hiệu TNG.

推荐内容