发布时间:2025-01-10 15:48:54 来源:88Point 作者:La liga
Năm 2015 nợ công 61,3% GDP
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã nhận được chất vấn của đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh: "Xin cho biết trong nhiệm kỳ 2016-2020, chúng ta có thể giảm nợ công, giảm thâm hụt ngân sách".
Về chất vấn này, Thủ tướng Chính phủ cho biết, giai đoạn 2011 - 2015, do thu ngân sách khó khăn trong khi nhu cầu chi tăng lớn, để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước (NSNN), những năm qua đã phải duy trì bội chi NSNN ở mức cao (năm 2011: 4,4% GDP; năm 2012: 5,4% GDP; năm 2013: 6,6% GDP; năm 2014: 5,3% GDP; năm 2015: 5% GDP).
Đến ngày 31-12-2015, mức dư nợ công dự kiến khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,9% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 41,5% GDP, trong phạm vi quy định. Tuy nhiên, dư nợ công những năm qua đã tăng từ năm 2011 đến năm 2015 tăng thêm khoảng 7% GDP do yêu cầu phải tăng vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Định hướng giai đoạn 2016 – 2020, trên cơ sở dự báo tình hình trong nước và quốc tế, dự kiến thu NSNN thời gian tới không tăng đột biến, trong khi nhu cầu chi NSNN phải tăng lớn để trả các khoản nợ đến hạn, đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới và tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, vì vậy cân đối NSNN tiếp tục phải bội chi ở mức hợp lý để đầu tư phát triển.
Trên cơ sở định hướng thu, chi NSNN giai đoạn này, Chính phủ dự kiến mức bội chi NSNN bình quân của giai đoạn 2016 – 2020 tính theo Luật NSNN hiện hành khoảng 4,9% GDP; đồng thời đặt mục tiêu dư nợ công không quá 65% GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 55% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Đồng bộ giải pháp
Để đạt được định hướng về dư nợ công và bội chi NSNN nêu trên, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó quan trọng nhất là tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển ở mức cao hơn giai đoạn 2011 – 2015, tạo điều kiện tăng thu NSNN, giảm áp lực chi NSNN về an sinh xã hội.
Đồng thời, cần thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ công; điều chỉnh chính sách thu; cơ cấu lại chi ngân sách. Cụ thể, đối với nhóm giải pháp về cơ cấu lại các khoản nợ công, cơ quan quản lý cần tổ chức tổng kết, đánh giá lại Chiến lược nợ công đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng như Luật Quản lý nợ công, trên cơ sở đó sẽ kiến nghị với Quốc hội cho sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới; đẩy mạnh huy động các khoản vay trung, dài hạn, triển khai có hiệu quả các nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu ưu tiên bố trí chi trả nợ; nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay của Chính phủ, giảm dần hạn mức cấp bảo lãnh Chính phủ; rà soát, loại bỏ các dự án không hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ các khoản bảo lãnh Chính phủ, các khoản nợ của chính quyền địa phương, nợ xây dựng cơ bản của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay về cho vay lại, để giảm thiểu phát sinh các nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ; tăng cường phát triển thị trường vốn trong nước cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm đa dạng hóa kỳ hạn phát hành, trong đó tập trung phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên.
Về thu NSNN, giai đoạn tới, chính sách thu, đặc biệt là thu nội địa sẽ tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo huy động mức phù hợp với sự phát triển của đất nước, tạo điều kiện cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời giảm thiểu tác động giảm thu do cắt giảm thuế quan để hội nhập quốc tế và giảm thu từ dầu thô.
Về chi NSNN, việc cơ cấu lại NSNN cũng sẽ được tiếp tục triển khai, phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng chi thường xuyên giảm xuống khoảng 58% (giảm khoảng 9 -10% so với tỷ trọng bố trí dự toán năm 2015), tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm trong tổng chi NSNN đạt khoảng 19 – 20%. Đặc biệt, thúc đẩy mạnh mẽ các hình thức đầu tư ngoài NSNN để tăng nguồn lực đầu tư toàn xã hội; tăng chi trả nợ, giảm số vay đảo nợ; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế; thúc đẩy cải cách mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công kết hợp xã hội hóa, cổ phần hóa một số đơn vị sự nghiệp công có điều kiện nhằm nâng cao hiệu quả chi, giảm áp lực bố trí chi từ NSNN.
"Với dự kiến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 bình quân đạt 6,5 – 7%, lạm phát không quá 5%, kết hợp thực hiện cơ cấu lại thu, chi NSNN và không phát sinh nhu cầu chi đột xuất lớn, dự báo nợ công, bội chi NSNN giai đoạn 2016-2020 sẽ giảm dần ở mức đảm bảo an ninh tài chính quốc gia vững chắc." - Thủ tướng Chính phủ khẳng định.
Đã chấn chỉnh nhiều sai phạm
Cũng về vấn đề nợ công, trả lời kiến nghị cử tri cách đây không lâu, Bộ Tài chính cho biết đã phát hiện một số tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, sử dụng nợ công, từ đó kiến nghị các tập thể, cá nhân liên quan chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại; kiểm điểm, xử lý trách nhiệm liên quan đến sai phạm.
Tính từ năm 2011 đến nay, liên quan đến quản lý, sử dụng nợ công, Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra Dự án phát triển nhà ở sinh viên bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; kiểm tra 17 dự án xi măng sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh; thanh tra công tác quản lý và sử dụng vốn ODA tại các dự án của thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Giao thông Vận tải; thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý nợ công và công tác quản lý, sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài; thanh tra 16 dự án được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ…
Qua thanh tra, Bộ Tài chính đã phát hiện một số tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, sử dụng nợ công. Cụ thể, tại một số dự án, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư vượt so với phê duyệt lần đầu, ảnh hưởng tới kế hoạch và phương án trả nợ của các dự án, tác động đến việc tăng nợ công.
Riêng đối với việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ tại một số tỉnh qua rà soát nhận thấy, nhiều chủ đầu tư áp sai đơn giá, định mức làm tăng dự toán các gói thầu dẫn đến phải giảm trừ giá trị nghiệm thu thanh toán.
Một số dự án sử dụng vốn vay kém hiệu quả, không trả được nợ, phải tái cơ cấu tài chính hoặc chuyển sang cơ chế Nhà nước đầu tư vốn hoặc sử dụng vốn vay còn dàn trải, nhiều dự án chậm tiến độ, có dự án hoàn thành nhưng không đạt mục tiêu đề ra.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra, Bộ Tài chính đã kiến nghị các tập thể, cá nhân liên quan chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại; kiểm điểm, xử lý trách nhiệm liên quan đến sai phạm. Đồng thời, từ những phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra tài chính, Bộ Tài chính đã có nhiều kiến nghị xử lý về tài chính; sửa đổi, bổ sung chính sách chế độ liên quan đến quản lý nợ công.
Năm 2015, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và chủ trì soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao vốn trái phiếu Chính phủ ngay từ đầu năm để phù hợp với thời điểm giao dự toán ngân sách Nhà nước.
相关文章
随便看看