当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【lkeo nha cai】Vụ xe ô tô cuốc đụng người đi bộ: Không khởi tố vì do “lỗi hai bên”?

Trong lúc đang đi bộ trên phần lề bên phải đến nơi làm việc,ụxeôtôcuốcđụngngườiđibộKhôngkhởitốvìdolỗihaibêlkeo nha cai anh Nguyễn Đình Lộc, tạm trú ấp 2, xã Tân Định, huyện Bến Cát đã bị xe ô tô chuyên dụng đụng từ phía sau làm anh bị thương tích 86%...Vụ việc nghiêm trọng là vậy nhưng hành vi gây tai nạn của lái xe vẫn không được khởi tố! Vì sao (?!)

Sau vụ tai nạn, anh Lộc đã bị tàn phế Tại Công văn số 46, ngày 19-1-2010 của Công an TX.TDM trả lời cho nạn nhân Nguyễn Đình Lộc thì: vào lúc 7 giờ ngày 18-8-2008, trên đoạn đường vào Khu công nghiệp Hoàng Gia Cát Tường, thuộc phường Hiệp An, TX.TDM, xe ô tô chuyên dùng (xe cuốc đất) BKS số 61LA-0389 do ông Nguyễn Sơn Tùng, SN 1975, ngụ 24/15, khu 5, ấp Chánh Lộc 3, xã Chánh Mỹ, TX.TDM điều khiển lưu thông trên quốc lộ 13 theo hướng về Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến gây ra tai nạn với ông Nguyễn Đình Lộc đi bộ cùng chiều phía trước. Hậu quả, ông Lộc bị “gãy 2 xương cẳng chân phải, gãy khung xương chậu, vỡ đại tràng”. Căn cứ vào diễn biến của vụ tai nạn giao thông (TNGT), đối chiếu với các Điều 14 và 30 của Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) năm 2001 thì nguyên nhân của vụ TNGT là do: Nguyễn Sơn Tùng điều khiển xe vượt, khi đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt. Nguyễn Đình Lộc đi bộ nơi không có lề đường hè phố, đi không sát mép đường. Xét thấy nguyên nhân vụ tai nạn là “do 2 bên”. Ngày 28-10-2009, Công an TX.TDM ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ TNGT nói trên.

Theo tài liệu mà P.V thu thập (Quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 57), ngoài việc căn cứ Điều 14 và 30 Luật GTĐB, Công an TX.TDM còn căn cứ vào các Điều 34, 107, 108 Bộ luật Tố tụng hình sự để làm cơ sở không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn trên. Xét về mặt pháp lý thì việc Công an TX.TDM “vận dụng” các điều luật đã nêu trên để làm “cơ sở không khởi tố vụ án” là hoàn toàn chưa chuẩn xác, bởi lẽ: “Điều 14 của Luật GTĐB điều chỉnh hành vi vượt xe khi tham gia giao thông, còn Điều 30 quy định về người điều khiển, ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy”. Do đó, cả hai điều luật này đều không thể đưa tới kết luận là anh Lộc có lỗi... Còn các Điều 34, 107 và 108 Bộ luật Tố tụng hình sự thì cũng không có quy định nào cho rằng “do lỗi cả hai bên thì không khởi tố vụ án hình sự”.

Trao đổi với P.V, nạn nhân Nguyễn Đình Lộc, bức xúc: “Có sự không bình thường khi Công an TX.TDM trả lời cho tôi. Cụ thể, tại Công văn số 65/CATX ngày 10-3-2009, xác định chiếc ô tô chuyên dùng (xe cuốc đất) gây ra tai nạn thì không có biển số, do ông Nguyễn Sơn Tùng, SN 1970 điều khiển. Nhưng, trong Quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 57, ngày 28-10-2009 thì chiếc xe cuốc có biển số là 61LA-0389 và do tài xế Nguyễn Sơn Tùng, SN 1975 điều khiển. Với những chi tiết mâu thuẫn này, tôi mong được các cấp có thẩm quyền sớm làm rõ, vì rất có thể: người điều khiển xe ô tô cuốc không có bằng lái (?!). Hơn nữa, nếu ô tô không có biển số thì không được phép tham gia lưu thông. Vậy thì chiếc xe gây tai nạn đã gắn biển số vào lúc nào”?

Sau hơn một năm bị nạn, hiện nay cuộc sống gia đình của anh Lộc đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất! Mọi chi phí điều trị thương tích sau những ngày nằm viện của anh đều do bạn bè, người thân cho vay mượn và tính đến nay đã tiêu tốn hơn 200 triệu đồng. Vợ chồng anh Lộc quê ở Hà Tĩnh, do nghèo khó nên từ năm 2007 phải gửi cả 2 đứa con nhỏ cho người thân chăm sóc để tìm vào Bình Dương mưu sinh. Từ một thanh niên đang trong độ tuổi lao động nhưng sau vụ tai nạn, anh Lộc đã trở thành tàn phế và gánh nặng lại đè lên đôi vai của người vợ trẻ. Trò chuyện với P.V, anh Lộc rưng rưng nước mắt: “Tới đây, tôi tiếp tục phải trải qua một cuộc phẫu thuật chân nhưng hiện không có tiền nên chẳng biết phải tính sao?! Mong muốn lớn nhất của tôi là ngành chức năng sớm làm sáng tỏ vụ việc này và buộc bên gây tai nạn phải có trách nhiệm với nỗi đau mà tôi đang gánh chịu...”.

Nhóm P.V BẠN ĐỌC

分享到: