【bongdaso.com lich thi dau】Siết kỷ luật ngân sách để hoàn thành dự toán 2017

Cúp C2 2025-01-11 22:36:27 776

siet ky luat ngan sach de hoan thanh du toan 2017

Tăng cường kiểm soát chi là một trong những giải pháp hiệu quả để thắt chặt kỷ luật ngân sách. Ảnh: Thùy Linh.

Quán triệt việc siết chặt kỷ cương,ếtkỷluậtngânsáchđểhoànthànhdựtoábongdaso.com lich thi dau kỷ luật tài chính trong bối cảnh hiện tại là động thái hết sức cần thiết và kịp thời để có thể hoàn thành nhiệm vụ tài chính - ngân sách 2017.

Không thể chủ quan

Có thể nói, tuân thủ kỷ luật tài chính luôn là yêu cầu hàng đầu trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN). Trong giai đoạn 2016 - 2020, trước mắt là năm 2017, yêu cầu này càng phải được nêu cao hơn nữa, khi kinh tế thế giới, khu vực và trong nước dự báo có nhiều biến động khó lường; giá dầu thô có xu hướng giảm, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn tác động lớn đến nền kinh tế nước ta; thu ngân sách còn chưa đủ bền vững; bội chi ở mức cao. Mặt khác, nợ công đã tiệm cận trần cho phép, trong khi nhu cầu chi cho đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng lương theo lộ trình và bảo đảm an sinh xã hội lớn.

Nói đến siết chặt kỷ luật ngân sách, trước tiên phải nói đến kỷ luật thu ngân sách. Điều này đã được ngành Tài chính triển khai khá tốt ngay từ ngày đầu tháng đầu của năm 2017. Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất, tập trung phấn đấu thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp tài chính - NSNN mà Quốc hội, Chính phủ đã đề ra. Bên cạnh đó, các đơn vị cơ sở cũng chú trọng cải cách thủ tục hành chính, góp phần tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để từ đó hỗ trợ cho nhiệm vụ thu NSNN. Báo cáo quý I/2017 của Bộ Tài chính cho thấy, tổng thu NSNN đạt khá, bằng 23,2% dự toán năm, tăng 15,2% so cùng kỳ năm 2016 với các khoản thu nội địa, dầu thô, XNK đều đạt trên 23% dự toán cả năm.

Tuy khá nhưng không thể chủ quan là điều mà người đứng đầu ngành Tài chính - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh nhiều lần trong các cuộc họp bàn về tình hình triển khai nhiệm vụ của Bộ Tài chính. Theo Bộ trưởng, bên cạnh việc bám sát và thực hiện đúng tiến độ xây dựng văn bản pháp luật để cải thiện môi trường đầu tư, các đơn vị cần tiếp tục theo dõi, tổng hợp về tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và kịp thời đề xuất, kiến nghị biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc; hạn chế tối đa việc đề xuất, ban hành các chính sách làm giảm thu; thực hiện tốt các giải pháp về thu NSNN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm tra sau thông quan, hoàn thuế GTGT, chống chuyển giá; hạn chế nợ đọng thuế, tích cực thu hồi nợ đọng thuế và có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, trốn lậu thuế; đôn đốc kiểm tra, thu hồi nợ thuế theo đơn vị. Đây là những giải pháp thiết thực nhất để đảm bảo thu đúng, thu đủ theo dự toán được Quốc hội giao. Những giải pháp này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh lại trong Chỉ thị mới ban hành.

Vẫn còn thất thoát, lãng phí

Đối với chi ngân sách, theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số chi 3 tháng khoảng 284,96 nghìn tỷ đồng, bằng 20,5% dự toán năm. Tuy quản lý, sử dụng NSNN đã được siết chặt gắn với yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả đảm bảo đúng dự toán nhưng con số này vẫn có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2016, hơn nữa, có lúc, có nơi còn để xảy ra lãng phí, thất thoát, tiêu cực.

Số liệu mới được ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội công bố cho thấy: Chi NSNN còn biểu hiện chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm, gây thất thoát, lãng phí NSNN ở các mức độ khác nhau. Công tác quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của các cơ quan, đơn vị tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn tình trạng sử dụng sai nguồn kinh phí; sử dụng nguồn dự phòng, nguồn tăng thu, nguồn cải cách tiền lương, nguồn bổ sung có mục tiêu..., để bổ sung chi thường xuyên sai quy định; chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Dẫn chứng bằng một số vụ việc trong thời gian qua, theo ông Nguyễn Đức Hải, nhiều địa phương vẫn tổ chức lễ kỷ niệm gây lãng phí như Vĩnh Phúc chi 65 tỷ đồng đề mua quà tặng dịp thành lập tỉnh, cùng với đó là việc in ấn các kỷ niệm chương (Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam yêu cầu các đơn vị bỏ ra hàng chục tỷ đồng mua kỷ niệm chương 80 năm ngày truyền thống) rất tốn kém.

Đặc biệt, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có chính sách chỉ đạo quyết liệt để hạn chế lãng phí trong việc mua sắm tài sản nhà nước, tuy nhiên, việc mua sắm, sử dụng tài sản vẫn còn tình trạng không kịp thời, chưa phù hợp và vượt tiêu chuẩn quy định; chấp hành quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng chưa nghiêm; việc xử lý, thanh lý tài sản còn xảy ra thất thoát. Một số địa phương cụ thể đã được “chỉ mặt điểm tên” như Gia Lai, Đắk Lắk, Bắc Kạn... vì mua sắm công không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, xác định giá gói thầu không hợp lý, dẫn đến giá mua sắm cao bất hợp lý nhất là trong lĩnh vực y tế.

Thực trạng nói trên càng chứng tỏ rằng, việc siết chặt kỷ luật chi ngân sách là giải pháp cấp bách lúc này để bảo đảm cân đối NSNN 2017. Trong Chỉ thị gửi các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh một số nhiệm vụ: Từ nay đến cuối năm 2017, các đơn vị thực hiện phân bổ, giao dự toán chi NSNN theo đúng quy định; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán NSNN năm sau; điều hành chi trong phạm vi dự toán được giao; cắt giảm dự toán đối với những nhiệm vụ chi thường xuyên đã có trong dự toán của các bộ, cơ quan và địa phương nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện.

Ngoài ra, một giải pháp đã được thực hiện nhiều năm nay đạt hiệu quả khá tốt cũng được yêu cầu triển khai là tiếp tục tạo nguồn tiền lương năm 2017, bao gồm cả tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngoài lương, 50% tăng thu ngân sách địa phương; đồng thời thực hiện điều chỉnh giá, phí dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình, khuyến khích các địa phương tăng nguồn thu để tạo nguồn cải cách tiền lương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra các khoản chi ngân sách trong phạm vi quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đảm bảo vốn ngân sách được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.

Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đã và đang chỉ đạo cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước các cấp tăng cường công tác quản lý, điều hành kiểm soát chi ngân sách; chủ trì, phối hợp với các đơn vị kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát;...

Những giải pháp này chính là “kim chỉ nam” để nhiệm vụ tài chính - ngân sách 2017 có thể cán đích thuận lợi.

3 tháng đầu năm, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã thực hiện kiểm soát chi khoảng 183,6 nghìn tỷ đồng chi thường xuyên và khoảng 40,4 nghìn tỷ đồng chi đầu tư phát triển, qua đó đã phát hiện khoảng 2.400 khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết; không chấp nhận thanh toán khoảng 13 tỷ đồng.

本文地址:http://app.marimbapop.com/html/105e798941.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam

Cán bộ y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh bị người nhà bệnh nhân hành hung

Những đối tượng nào nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ lương và được trợ cấp?

Siết chặt quản lý phân bón

Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái

Sẽ sớm sửa ĐT755B đoạn qua xã Đức Liễu

Thiết thực chăm lo đời sống nông dân

Thế giới cần thêm 360 tỷ USD mỗi năm để đạt bình đẳng giới năm 2030

友情链接