您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【thứ hạng của indian super league】Chỉ 21% doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu 正文

【thứ hạng của indian super league】Chỉ 21% doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

时间:2025-01-24 23:31:14 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Các đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: H.Dịu Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng Ph thứ hạng của indian super league

chi 21 doanh nghiep viet tham gia chuoi cung ung toan cau

Các đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: H.Dịu

TheỉdoanhnghiệpViệtthamgiachuỗicungứngtoàncầthứ hạng của indian super leagueo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (được công bố tại Hội thảo Nâng cao khả năng tiếp cận các thị trường khu vực và toàn cầu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa được tổ chức mới đây), hiện nay mới chỉ có 36% doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất và tiến tới xuất khẩu so với gần 60% của Malaysia và Thái Lan, chỉ có 21% các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu so với 30% của Thái Lan và 46% của Malaysia. Đặc biệt, đa số doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia được vào khâu lắp ráp, gia công, cung cấp các phụ tùng thay thế, chứ chưa tham gia vào sản xuất các sản phẩm chính…

Chính vì vây, theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI thì các doanh nghiệp này rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc tạo điều kiện để đầu tư nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính trong chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, tự bản thân doanh nghiệp cũng phải nâng cao sức cạnh tranh thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm, quản trị doanh nghiệp hiệu quả để cắt giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, nước ta từ khi bước vào làn sóng hội nhập đã xây dựng nhiều chương trình, chính sách tạo thuận lợi cho DN phát triển. Đơn cử như quy định về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O là bắt buộc trong nhiều cam kết của FTA và hiện thủ tục này đã đơn giản, nhanh gọn hơn rất nhiều giúp doanh nghiệp Việt Nam vừa tiết kiệm được chi phí, rút ngắn thời gian làm thủ tục.

Còn theo bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, để thuận lợi hơn khi đáp ứng yêu cầu này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên hợp tác với nhau để tạo sức mạnh, tạo thành một chuỗi cung ứng riêng ở trong nước trước khi bước ra với chuỗi giá trị toàn cầu. Ví dụ như một doanh nghiệp may mặc có thể kết hợp với nhiều công ty sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu trong nước vừa có được nguồn nguyên liệu với giá thành tốt hơn, vừa có thể đáp ứng đúng quy tắc xuất xứ của một số FTA.

Cùng những hướng đi như trên, các doanh nghiệp dệt may cần có sự chuyển dịch dần từ hình thức gia công sang tự cung ứng nguyên phụ liệu và tự thiết kế (ODM, OBM) để tăng vị thế của mình khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Bên cạnh những chia sẻ nêu trên, các chuyên gia cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung đầu tư cho công nghệ và nâng cao trình độ quản lý để cắt giảm chi phí trong kinh doanh, nâng cao hiệu suất công việc. Việc nắm chắc các thông tin về hội nhập cũng là một điều quan trọng trong bối cảnh hiện nay.