Tổng thống Trump vẫn chưa chấp nhận kết quả bầu cử và tiếp tục đưa ra các cáo buộc chưa có bằng chứng về gian lận phiếu bầu. Và mới đây,ậubầucửMỹDngdằngcuộcchiếkeonhacai5.com ông đăng tải một loạt thông điệp trên mạng xã hội Twitter rằng “đã giành chiến thắng cuộc bầu cử năm 2020”. Nhà lãnh đạo Mỹ cho đến nay từ chối công nhận ông Biden là tổng thống đắc cử. Ảnh: AP Trước đó, Tổng thống Trump dập tắt tin đồn “thừa nhận ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng” do truyền thông công bố. Ông nhấn mạnh: “Tôi không thừa nhận điều gì cả. Ông Biden chỉ giành chiến thắng trong mắt truyền thông tin giả”. Nhà lãnh đạo Mỹ cho đến nay từ chối công nhận ông Biden là tổng thống đắc cử sau khi truyền thông gọi tên ứng viên này là người chiến thắng. Ê kíp tranh cử của ông nhất quyết đòi kiểm lại phiếu bầu và nộp đơn kiện ở các bang chiến trường với lý do ông Biden “nhận được lượng phiếu cao bất thường”. Tuy nhiên, một cơ quan thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) tuần trước cho biết cuộc bầu cử ngày 3-11-2020 là “an toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ” cũng như không có bằng chứng nào cho thấy hệ thống bỏ phiếu gặp trục trặc. Một số quan chức bầu cử tiểu bang khẳng định không có bằng chứng về gian lận, trong khi một số nỗ lực pháp lý nhằm thách thức tính hợp pháp của kết quả bầu cử của Tổng thống Trump đã bị thẩm phán rút lại hoặc bác bỏ. Ông Donald Trump cũng đã để luật sư cá nhân Rudy Giuliani phụ trách chiến dịch pháp lý nhằm thách thức kết quả bầu cử tổng thống 2020. Ông Giuliani hiện giám sát các đơn kiện nhằm phản đối kết quả bầu cử để lật ngược tình thế cho Tổng thống Trump, cũng như phụ trách hoạt động quan hệ công chúng liên quan đến các vụ kiện này. Tuy nhiên, việc ông Giuliani được giao trách nhiệm dẫn dắt nỗ lực pháp lý đã khiến nhiều người trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump lẫn trong Nhà Trắng không hài lòng. Nhiều cố vấn của Tổng thống Trump khẳng định những nỗ lực của ông Giuliani là “không hiệu quả” và ông đang cho Tổng thống Trump “niềm lạc quan không xác đáng” về điều có thể xảy ra. Họ khẳng định ông Giuliani không những làm tổn hại đến các phương án pháp lý còn lại của Tổng thống Trump, mà còn đến di sản và cơ hội chính trị tương lai của ông chủ Nhà Trắng, đặc biệt là khi ông đang cân nhắc tái tranh cử 2024. Trong khi đó, các trợ lý của ông Joe Biden hôm 15-11 yêu cầu chính phủ liên bang phải khởi động tiến trình chuyển giao quyền lực trong tuần này. Theo đài RT, vào tuần trước, ê kíp của ông Biden phàn nàn Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA) Emily Murphy chưa công nhận ứng viên đảng Dân chủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020. Cho đến khi bà Murphy xác nhận chính thức, ông Biden không thể nhận được báo cáo về các cuộc họp giao ban tình báo và an ninh. “Những gì chúng tôi thực sự muốn thấy trong tuần này là GSA phải ra quyết định”, ông Ron Klain, người được ông Biden nêu tên cho vị trí chánh văn phòng Nhà Trắng tương lai, nói với đài NBC News hôm 15-11. Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ đầu tuần này khẳng định họ sẽ không liên hệ với ê kíp của ông Biden cho đến khi GSA xác định ông Biden là tổng thống đắc cử. Tổng thống Mỹ đắc cử có quyền nhận báo cáo về các cuộc họp giao ban để giúp quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra suôn sẻ vào ngày nhậm chức. Ông Trump đã nhận được các cuộc họp giao ban như vậy sau khi bà Hillary Clinton thừa nhận thất bại năm 2016. Ê kíp của ông Biden cũng không được cung cấp thông tin cần thiết để lập kế hoạch chống lại đại dịch Covid-19 và đã thúc giục Tổng thống Trump giúp đảm bảo “quá trình chuyển giao quyền lực không bị gián đoạn”. Cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson nói với ABC rằng, việc thiếu một quá trình chuyển đổi có trật tự có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. “Một chính phủ mới không thể bắt đầu hoạt động vào ngày 20-1-2020 nếu việc chuyển giao quyền lực bị trì hoãn”. NGUYỄN TẤN tổng hợp |