Trong khi cấp học mầm non,ấptiểuhọcchưatổchứđội hình sporting gặp sc braga mẫu giáo đã tổ chức bán trú, thì cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh lại chưa triển khai, nguyên nhân do đâu ?
Các trường mầm non, mẫu giáo tổ chức bán trú thuận lợi, đảm bảo giãn cách theo lớp, hiện trẻ đến trường chưa đông.
Mầm non, mẫu giáo tổ chức bán trú thuận lợi
Tại Trường Mầm non Hoa Mai, thị xã Long Mỹ, giờ ăn trưa của các trẻ được tổ chức khá nhịp nhàng. Trẻ được bố trí ngồi ăn đảm bảo giãn cách, không sát nhau. Cô giáo, nhân viên dinh dưỡng đều dùng găng tay, đeo khẩu trang, cẩn thận chia khẩu phần thức ăn cho trẻ. Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Điểm thuận lợi của trường mầm non chúng tôi là mỗi lớp học, đều có khu vực ăn, ngủ nghỉ riêng biệt theo từng lớp nên đảm bảo an toàn, giãn cách, lớp cách lớp với nhau. Mọi vật dụng cá nhân, đựng thực phẩm của trẻ đều được rửa sạch, vệ sinh, để khô ráo và xếp gọn gàng, ngăn nắp”. Trường Mầm non Hoa Mai hiện huy động được trên 110 trẻ trở lại học trực tiếp, bằng nhiều giải pháp an toàn, tạo sự yên tâm với phụ huynh trong phòng chống dịch, nhà trường đang tích cực vận động để nâng tỷ lệ trẻ đến trường học trực tiếp.
Còn tại Trường Mầm non Ánh Dương, thành phố Vị Thanh, đến thời điểm này, hoạt động bán trú đã đi vào nề nếp. Trường có gần 120 trẻ trở lại học trực tiếp, với 7 nhóm, lớp. An toàn trong phòng chống dịch, trường bố trí khu vực ăn bán trú khá linh hoạt. Với 2 khu ăn tập trung cho trẻ, thay vì bố trí khoảng 3 lớp ăn/1 khu ăn như những năm học trước, thì nay chỉ bố trí 2 lớp/1 khu ăn, linh động sắp xếp cho trẻ ăn tại dãy hành lang trước lớp học. Bà Nguyễn Thị Cẩm Phương, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Trước khi ăn, bàn ăn sẽ được trải khăn bàn, vệ sinh xịt khuẩn. Nơi ngủ, nghỉ của trẻ đảm bảo khoảng cách... Do số lượng trẻ trở lại học chưa nhiều, trung bình khoảng 17 trẻ/1 lớp nên việc đảm bảo giãn cách khá thuận lợi. Trường cũng có nhân viên y tế chuyên trách, nên luôn theo dõi sát tình hình sức khỏe của trẻ”. Trong 3 tuần trở lại học trực tiếp, cũng có 1 vài trẻ ho, sốt… nhà trường đã tiến hành test nhanh, nắm bắt tình hình sức khỏe của bé... không có trường hợp nào nhiễm Covid-19.
So với cấp tiểu học, cấp học mầm non, mẫu giáo tổ chức bán trú có nhiều lợi thế ở cơ sở vật chất, lực lượng giáo viên chăm sóc bán trú… Là một trong những trường mầm non có số lượng trẻ trở lại học tập khá đông, với gần 300 trẻ/15 nhóm, lớp, Trường Mầm non Sen Hồng, thành phố Vị Thanh bố trí mỗi lớp học có từ 2-3 giáo viên phục trách bán trú. Bà Trương Thị Kim Duyên, Hiệu trưởng nhà trường, bộc bạch: “Trường tổ chức bán trú từ ngày 21-2 đến nay, nhờ đó số lượng trẻ trở lại trường học tăng hơn gấp đôi so với những ngày đầu. Cùng với đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 an toàn cho trẻ, thì đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ khi ở bán trú tại trường cũng được thực hiện kỹ lưỡng, theo quy định”. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề nguyên liệu được trường quan tâm hàng đầu, lựa chọn những cơ sở cung cấp thực phẩm có uy tín, có địa chỉ rõ ràng, được các cấp có thẩm quyền công nhận về chất lượng…
Cấp tiểu học còn lo nhiều thứ...
Khó khăn nhất hiện nay, các trường cấp tiểu học đang gặp phải khi tổ chức bán trú theo văn bản mới được Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành là việc bố trí ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh lớp nào sẽ ăn, ngủ riêng theo lớp đó, không chung với các lớp khác… Trong khi đa phần các trường tiểu học trong địa bàn tỉnh đều áp dụng hình thức nhà ăn, khu ngủ nghỉ tập trung cho học sinh…
Bà Trần Thị Chính, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Tuy là trường ở ngay trung tâm của thị trấn, có nhiều khu công nghiệp, nhu cầu tổ chức bán trú cho học sinh của phụ huynh là rất lớn. Nhưng thời điểm này, trường chưa tổ chức bán trú, chỉ tổ chức học 2 buổi/ngày. Điểm khó của trường là không có đủ nhân lực, giáo viên quản lý lớp học khi tổ chức cho các em ăn, ngủ nghỉ riêng theo lớp học”.
Ông Nguyễn Minh Trực, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh, cho biết: “Dịch Covid-19 còn khá phức tạp, thời điểm này, chúng tôi ưu tiên nhất là việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh trước dịch và đảm bảo chất lượng giảng dạy trực tiếp. Đến nay các trường trong địa bàn chưa vội trong việc tổ chức bán trú. Trước mắt, cấp tiểu học sẽ thực hiện dạy 2 buổi/ngày trước…”.
Trong khi các trường mầm non, mẫu giáo linh hoạt tổ chức bán trú, dạy học 2 buổi/ngày phù hợp, đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19 được gần 2 tuần, thì đến nay, tuy phụ huynh có nhu cầu cho con học bán trú nhưng chưa có trường tiểu học nào trong tỉnh nóng vội thực hiện bán trú theo yêu cầu, dù Sở Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản cho phép các trường tổ chức bán trú tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị. Bởi, các trường học xác định, làm kỹ, chu đáo, kế hoạch rõ ràng sẽ an toàn, bảo vệ sức khỏe của học sinh khi học trực tiếp là trên hết.
Ông Hồ Văn Bé Hai, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học - Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Yêu cầu trước tiên khi tổ chức bán trú là phòng dịch Covid-19 phải an toàn; bán trú không gây thêm áp lực đối với giáo viên, phụ huynh học sinh. Việc tổ chức bán trú phải dựa trên tinh thần tự nguyện của từng phụ huynh; các phòng giáo dục và đào tạo theo sát tình hình, từ thực tế các trường, căn nhắc và hướng dẫn các trường tổ chức bán trú hiệu quả trong thời gian tới an toàn, làm chậm nhưng chắc, không nóng vội”.
Hiện nay, tỷ lệ học sinh đến trường đã tăng nhiều so với ngày đầu (ngày 14-2) trở lại học trực tiếp. Trong đó, nhà trẻ trên 36% tăng hơn 12%, mẫu giáo hơn 52% tăng trên 15% (trong đó trẻ mẫu giáo 5 tuổi là trên 65% tăng hơn 17%); cấp tiểu học đạt trên 96% tăng trên 5%. Việc tổ chức bán trú đã góp phần tăng tỷ lệ trẻ mầm non, mẫu giáo, tiểu học đến trường. Tuy nhiên, theo các trường, sẽ khó huy động đạt tỷ lệ 100% như mọi năm. Nguyên nhân chính là do tâm lý e dè dịch Covid-19 của phụ huynh. |
Bài, ảnh: CAO OANH