Sản xuất giầy xuất khẩu Trong năm 2016,ấtkhẩudagiàthứ hạng của chicago fire kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày- túi xách đạt 16,2 tỉ USD (kế hoạch là 17 tỉ USD), tăng 8,8% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 23,6% năm 2014 và 16% năm 2015.
Theo Lefaso, trong năm 2016, hoạt động xuất khẩu da giày gặp nhiều khó khăn do đơn hàng vào thị trường EU giảm mạnh. Cùng với đó xuất khẩu của ngành sang thị trường ASEAN năm vừa qua cũng không ổn định. Từ ngày 1/1/2016, thuế sản phẩm da giày, túi xách lưu thông nội khối đã về 0%, đi kèm với đó là các hàng rào phòng vệ thương mại có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp trong nước gặp không ít khó khăn do thiếu vốn và chi phí đầu vào tăng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt xuất khẩu của ngành.
Trong năm 2017, các chuyên gia quốc tế dự báo kinh tế thế giới có xu hướng khởi sắc hơn năm 2016. Trung Quốc tiếp tục chủ trương cắt giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành có công nghệ cao hơn. Vì vậy, có khả năng một số đơn hàng gia công sẽ chuyển dịch về Việt Nam. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực vào đầu năm 2018 với ưu đãi thuế quan hấp dẫn cũng sẽ là động lực thu hút các nhà đầu tư.
Ngoài ra, ngành da giày đổi mới mô hình sản xuất, tham gia các chuỗi sản xuất da giày trong nước, khu vực và toàn cầu; đồng thời, đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại hóa và mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Với những nhận định khả quan về thị trường, đơn hàng, ngành da giày –túi xách đặt mục tiêu lớn cho năm 2017 với 18 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng 10% so với năm 2016.
Để tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách, theo Lefaso, các doanh nghiệp trong nước phải tự vươn lên, thay đổi hình thức sản xuất, đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, chủ động hội nhập để tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu. |