Quyền sử dụng đất là một trong những di sản thừa kế có giá trị lớn,ệphísangtênquyềnsửdụngđấtthừakếty so marseille do đó khi nhận thừa kế là quyền sử dụng đất cần làm thủ tục đăng ký biến động đất đai (sang tên sổ đỏ) và đóng phí, lệ phí theo quy định pháp luật. Để sang tên quyền sử dụng đất là di sản thừa kế hợp pháp theo di chúc, trước tiên cần tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Việc khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại Văn phòng công chứng nơi có đất theo quy định của Luật công chứng. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 57 và Điều 63 Luật Công chứng năm 2014, cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau: - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của bà ngoại bạn để lại. - CMND hộ khẩu của những người sau: ông ngoại, bà ngoại và mẹ của bạn. - Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế. - Di chúc hợp pháp.
Trường hợp người thừa kế là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế; Trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế nhưng từ chối hưởng thì phải có văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế. Nộp bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng tài nguyên môi trường. Trường hợp hưởng di sản thừa kế là một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích được hưởng thừa kế. Thủ tục sang tên quyền sử dụng đất theo di chúc: Theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT về hồ sơ đăng ký biến động giấy chứng nhận : + Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK; + Văn bản khai nhận di sản thừa kế; + Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; Thời hạn nộp: Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP; thời hạn thực hiện thủ tục sang tên như sau: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Về các chi phí phải nộp: - Thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ: Mức thuế phải nộp: 10% giá trị bất động sản được nhận thừa kế. Mức lệ phí phải nộp: 0.5% giá trị bất động sản được nhận thừa kế. Những trường hợp không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ: Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và theo điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC về hướng dẫn luật Thuế thu nhập cá nhân thì những trường hợp sau khi nhận thừa kế là nhà, đất thì không phải nộp thuế, lệ phí trước bạ, cụ thể: Thừa kế nhà, đất giữa: + Vợ với chồng + Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ + Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi + Cha chồng, mẹ chồng với con dâu + Cha vợ, mẹ vợ với con rể + Ông nội, bà nội với cháu nội + Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại + Anh, chị, em ruột với nhau Về lệ phí địa chính thì mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định. Như vậy, trường hợp để lại thừa kế quyền sử dụng đất giữa bà ngoại và mẹ của bạn (mẹ đẻ với con đẻ) thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) Ban Bạn đọc Khởi kiện khi bị sa thải trái pháp luậtTôi vào làm việc tại công ty từ ngày 2/12/2019. Đến ngày 22/6/2020 công ty mới kí HĐLĐ không xác định thời hạn. Ngày 8/7/2020 tôi xảy ra mẫu thuẫn với một đồng nghiệp, sau đó tôi phải làm tường trình nộp |