Những ý kiến này đã được DN nêu ra tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định quy định về hóa đơn bán hàng,ÁpdụnghóađơnđiệntửDoanhnghiệpcũngphảithayđổiđểphùhợnhận định bóng đá hôm.nay cung ứng dịch vụ” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức vào ngày 12/9 tại Hà Nội.
Chống gian lận về thuế
Dự thảo Nghị định này được xây dựng sẽ thay thế cho Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn. Nguyên nhân do 2 nghị định này đã có nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Nghị định 51 về hóa đơn chưa tạo điều kiện pháp lý đầy đủ cho việc triển khai rộng rãi, phổ biến áp dụng hóa đơn điện tử trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử, cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hơn nữa, nhiều quy định liên quan đến hóa đơn, chứng từ đã thay đổi hoặc ban hành mới, dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng hóa đơn.
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng phòng Thuế Giá trị gia tăng, Vụ Chính sách thuế, Tổng Cục Thuế cho biết, dự thảo Nghị định sẽ có nhiều thay đổi như mở rộng đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử của DN và đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; hạn chế các đối tượng đặt in, tự in hóa đơn…
Cụ thể, từ năm 2018, DN, tổ chức kinh doanh mới thành lập không đặt in hóa đơn, cơ quan thuế đặt in hóa đơn hoặc tự tin hóa đơn để bán/cấp trong một số trường hợp.
Dự thảo cũng quy định nhiều điều khoản nhằm giảm thủ tục hành chính cho DN. Cơ quan thuế sẽ bỏ mức ngưỡng 200.000 đồng khi áp dụng hóa đơn điện tử; khi áp dụng hóa đơn điện tử thì không áp dụng hóa đơn giấy, trừ trường hợp bất khả kháng do không có mạng internet. Hơn nữa, khi sử dụng hóa đơn điện tử, cơ sở kinh doanh chỉ thực hiện một thủ tục duy nhất là đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc thông báo sử dụng hóa đơn hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI nhận định, đây là hướng đi đúng nhằm quản lý hóa đơn thống nhất, phòng chống sử dụng hóa đơn để gian lận, trốn thuế, khấu trừ, hoàn khống thuế giá trị gia tăng hoặc rút tiền thanh toán từ ngân sách nhà nước.
Doanh nghiệp muốn có hướng dẫn cụ thể
Mặc dù đều đưa ra ý kiến đồng tình với việc ban hành nghị định mới của Bộ Tài chính, nhưng không ít DN tại hội thảo đã nêu lên những băn khoăn và có thể sẽ trở thành vướng mắc nếu đơn vị soạn thảo không tháo gỡ giúp DN.
Theo đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), dự thảo nghị định quy định một số trường hợp bất khả kháng có thể sử dụng hóa đơn giấy; định kỳ DN thực hiện chuyển thông tin dữ liệu từng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phát sinh trong tháng. Vị này cho rằng, các hóa đơn giấy đã phát hành trong trường hợp bất khả kháng không cần phải chuyển tin dữ liệu điện tử đến cơ quan thuế mà tiến hành kê khai như đối với hóa đơn giấy đang áp dụng hiện tại.
Ngoài ra, đại diện của Petrolimex còn đề nghị hóa đơn điện tử không nhất thiết có chữ ký số của người mua; không áp dụng chữ ký điện tử trên hóa đơn đối với các đơn vị bán hàng không có đơn vị kế toán.
Cũng về vấn đề này, theo đại diện Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng, Ban soạn thảo nghị định nên có hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với từng loại hình DN. Về phía Cổng Vàng, đây là DN có nhiều cửa hàng, chi nhánh nên mỗi cửa hàng phát hành hóa đơn riêng những không thể từng cửa hàng có chữ ký riêng được. Ngoài ra, đại diện công ty này còn nêu băn khoăn về đường truyền, thời gian truyền của loại hình hóa đơn mã xác thực, nhất là khi mã xác thực chỉ có ở Hà Nội và TP.HCM, trong khi DN này có chi nhánh tại nhiều địa phương khác.
Nói thêm về việc quản lý và sử dụng hóa đơn tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, phải quản lý để tiền luôn đi đôi với hàng, nếu không rất dễ tạo sơ hở cho DN xấu lợi dụng cho các hành vi buôn lậu, trốn thuế.
Trước những băn khoăn của DN, bà Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng, Tổng cục Thuế sẽ tiếp thu ý kiến của DN để sửa đổi dự thảo nghị định hoàn thiện. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, cơ quan thuế cam kết sẽ xử lý nghiêm túc trường hợp cán bộ hiểu sai, áp dụng sai hoặc làm không đúng với các quy định đặt ra.
“Trong tương lai, ngành thuế sẽ kết nối nhiều hơn nữa với các DN bán lẻ để quản lý dữ liệu một cách tốt nhất, không những giảm thủ tục cho DN mà còn giúp cơ quan thuế giảm tải công việc, quản lý dữ liệu tiền hàng của DN một cách đầy đủ”, bà Hà nhận định.
Cùng với đó, ông Nguyễn Duy Linh, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Công nghệ thông tin, Tổng Cục Thuế cho biết, Tổng cục Thuế nói chung và trung tâm dịch vụ Công nghệ thông tin nói riêng sẽ cố gắng để xây dựng các chương trình, ứng dụng, tạo thuận lợi cho DN. Tuy nhiên, ông Linh cho rằng quy trình quản trị nội bộ của DN phải thay đổi để phù hợp khi hoạt động dựa theo hóa đơn điện tử.