当前位置:首页 > Cúp C1 > 【abha vs】Nhận diện những thách thức mới của nền kinh tế

【abha vs】Nhận diện những thách thức mới của nền kinh tế

2025-01-08 17:17:40 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point
Nhận diện những thách thức mới của nền kinh tế

Báo cáo của Viện Kế toán công chứng Anh (ICAEW) đánh giá,ậndiệnnhữngtháchthứcmớicủanềnkinhtếabha vs nhìn chung năm 2018, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 6,6%, giảm nhẹ so với 6,8% của năm ngoái. “Trong giai đoạn 2019-2020, dự kiến tăng trưởng kinh tế sẽ giảm nhẹ xuống khoảng 6,3% so với mức dự báo 6,6% cho năm nay, do giảm nới lỏng chính sách tiền tệ và chu kỳ thương mại toàn cầu bão hòa”, ICAEW nhìn nhận.

Bối cảnh quốc tế thay đổi nhanh trong khi sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và đầu tư trong nước chưa theo kịp có thể làm nhỡ nhịp tăng trưởng trong một vài quý. Điều cần thiết lúc này là cần nhìn nhận rõ những thách thức trung và dài hạn của nền kinh tế. Bản báo cáo của ICAEW cho rằng, một khó khăn với Việt Nam là căng thẳng về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm tăng nguy cơ dẫn đến kịch bản chiến tranh thương mại theo tình huống xấu. ICAEW lý giải sự phụ thuộc của Việt Nam vào đầu tư nước ngoài có thể khiến nền kinh tế dễ bị ảnh hưởng khi tâm lý toàn cầu thay đổi.

Trong khi đó một nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đi vào chi tiết hơn khi cho rằng chính sách thuế mới của chính quyền Donald Trump có thể có những ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp điện tử trong đó chủ lực là Samsung và LG, buộc các hãng này phải mở nhà máy tại Mỹ, đồng nghĩa giảm quy mô sản xuất tại Việt Nam. “Đây là rủi ro mới phát sinh cần theo dõi chặt chẽ bởi nó sẽ khiến GDP của Việt Nam khó giữ được đà tăng như 4 quý vừa qua bởi doanh nghiệp điện tử thuộc nhóm tạo động lực tăng trưởng chính cho Việt Nam”, SSI nhìn nhận. Các doanh nghiệp Việt Nam vì vậy cần phải tận dụng nhanh thời cơ để chiếm thị phần trước khi luật chơi lại thay đổi.

Cũng liên quan đến nhận diện các thách thức tới đây, tại một hội thảo khoa học do Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội, trước các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã nói lên nỗi lo ngại của Chính phủ về chu kỳ khủng hoảng 10 năm. Còn nhớ các cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ vào các năm 1997-1998, 2007-2008 đã gây những thiệt hại nặng nề cho kinh tế thế giới. “Nền kinh tế Việt Nam đang có độ mở rất lớn với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 193% GDP năm 2017 nên dễ chịu tác động của các bất ổn của thế giới”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhìn nhận.

Lo ngại những tác động của độ mở nền kinh tế chu kỳ "khủng hoảng 10 năm", Phó Thủ tướng cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo các Bộ: Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Công Thương,… xây dựng báo cáo đánh giá rõ rủi ro, thách thức Việt Nam phải đối mặt từ nay tới năm 2020 và những năm tiếp theo. Đặc biệt Phó Thủ tướng “đặt hàng” các chuyên gia làm rõ vấn đề thị trường trong nước hai năm qua tăng trưởng trên 10%/năm nhưng cơ sở hạ tầng của thị trường nội địa còn yếu kém, cần phải được tập trung làm rõ, tạo nền tảng vững chắc cho thị trường này.

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读