【bong da ty le 2in1】Cần lộ trình xử lý xe ba bánh tự chế
Xe ba bánh tự chế là xe tự sản xuất,ầnlộtrigravenhxửlyacutexebabaacutenhtựchếbong da ty le 2in1 lắp ráp không đáp ứng đủ các điều kiện của xe cơ giới khi tham gia giao thông; chưa được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật, đăng ký và cấp biển số theo quy định. Vì vậy, từ đầu tháng 9-2024, Công an tỉnh Bình Phước ra quân kiểm tra, xử lý xe 3-4 bánh tự sản xuất, lắp ráp và môtô, xe gắn máy kéo theo xe khác, vật khác vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
Nhiều ý kiến trái chiều
Trước đây, anh Nông Văn Nam ở ấp Tân An, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp thường dùng xe ba bánh tự chế để chở mủ cao su từ vườn đến cơ sở thu mua. Từ khi được tuyên truyền quy định cấm xe ba bánh tự chế lưu thông, anh Nam chỉ dùng xe máy để vận chuyển. Một lần chở bằng xe máy chỉ được khoảng 50kg mủ cao su, còn xe ba bánh thì có thể chở với số lượng gấp 4 lần. Anh Nam cho biết: “Cách đây 4 năm, tôi mua một xe ba bánh hơn 20 triệu đồng. Xe mới nhưng không có giấy tờ, dùng làm phương tiện vận chuyển mủ cao su, cỏ cho dê ăn hoặc có người thuê chở hàng hóa thì chở để kiếm thêm thu nhập, nhưng nay bị cấm là cái khó cho gia đình tôi và những người khác đang sử dụng loại phương tiện này”.
Lực lượng cảnh sát giao thông Công an huyện Bù Đốp kiểm tra xử phạt xe 3-4 bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông
Mỗi ngày, có hơn 10 lượt xe ba bánh tự chế chở mủ cao su đến bán tại cơ sở thu mua của anh Nguyễn Văn Trí ở ấp Tân Bình, xã Tân Tiến. Từ khi Công an huyện Bù Đốp ra quân xử phạt xe ba bánh tự chế, xe máy kéo theo vật khác, xe khác vi phạm trật tự, an toàn giao thông, người dân đã ý thức hơn, rất ít trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, qua hội nghị tiếp xúc cử tri ở xã, người dân có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh quy định cấm phương tiện này lưu thông. Đó là, nếu cấm triệt để phương tiện này ngay lập tức thì nhiều hộ gia đình chưa đủ khả năng chuyển đổi sinh kế. Anh Trí bày tỏ quan điểm: “Ở nông thôn, người dân phải dùng xe ba bánh để vận chuyển nông sản, hàng hóa. Chẳng lẽ nuôi mấy con dê, mình cắt cỏ, lá keo mà phải thuê xe tải. Theo tôi, nếu cấm phương tiện này lưu thông trên những tuyến đường lớn ở đô thị đông dân cư thì hợp lý, còn đường nông thôn, hoặc từ vườn rẫy về nhà thì nên cho phép người dân sử dụng”.
Xe ba bánh tự chế chở hàng hóa, vật liệu cồng kềnh tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông
Thực tế hiện nay vẫn còn nhiều xe ba bánh tự chế chở sắt, thép, vật liệu xây dựng, vận chuyển nông sản chạy trên đường. Có những trường hợp dù biết cấm nhưng vẫn cố tình vi phạm, chở hàng hóa cồng kềnh, vừa che khuất tầm nhìn vừa không có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông. Và khi lực lượng chức năng dừng xe dừng xe xử phạt, đa phần đều lấy lý do vì mưu sinh. Trường hợp của anh Liêu Văn Thuận ở ấp Tân Đông, xã Tân Thành, huyện Bù Đốp là một ví dụ. Trong một lần được thuê chở mủ cao su bằng xe rơ-moóc lôi (xe máy gắn thêm rơ-moóc ba bánh), anh Thuận bị lực lượng cảnh sát giao thông dừng xe lập biên bản xử phạt. Anh Thuận chia sẻ: “Tôi biết phương tiện này bị cấm lưu thông nhưng đây là công việc hằng ngày. Mỗi ngày, tôi được chủ trả 300.000 đồng tiền công lao động, bị phạt 500.000 đồng coi như hôm nay phải bù lỗ”.
Cần thời gian chuyển đổi
Xe ba bánh tự chế là chiếc xe nhiều “không”: Không giấy tờ, biển số; không gương chiếu hậu, không đèn tín hiệu… và rất nhiều bộ phận trên xe tự sản xuất, lắp ráp không đảm bảo an toàn kỹ thuật. Những chiếc xe tự chế được gắn biển số giả để dễ dàng qua mắt cơ quan quản lý nhà nước lưu thông trên đường, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, nhất là trong đêm tối và những đoạn đường giao nhau.
Đại úy Phạm Văn Nguyên, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông, Công an huyện Bù Đốp cho biết: Qua công tác điều tra cơ bản, huyện Bù Đốp có 452 xe ba bánh, xe rơ-moóc tự chế. Những ngày đầu ra quân, lực lượng chức năng chỉ tuyên truyền, nhắc nhở người dân không lưu thông nhằm tránh gây tai nạn giao thông. Từ sau ngày 15-9 đến nay, lực lượng cảnh sát giao thông Công an huyện Bù Đốp đã kiểm tra, lập biên bản 5 xe ba bánh tự chế vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện chưa có giấy phép hạng A3. Xe 3-4 bánh tự sản xuất, lắp ráp thường không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định.
Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định khi xếp hàng hóa lên xe ba bánh cần tuân thủ các điều kiện như: Về chiều ngang, không vượt quá 0,3m mỗi bên (theo thiết kế giá đèo hàng của nhà sản xuất); phía sau, không vượt quá giá đèo hàng 0,5m. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5m. Qua kiểm tra, hầu hết những trường hợp vi phạm đều chở hàng hóa, vật liệu quá khổ, cồng kềnh.
Xe 4 bánh tự chế chở hàng quá khổ lưu thông trên đường
Xe cơ giới tự cải tạo (tự chế) được dùng cho đối tượng thương binh, người tàn tật. Trước đây, Thông tư liên tịch số 32/2007/TTLT-BCA-BGTVT của Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về đăng ký, quản lý và lưu hành phương tiện giao thông đường bộ dùng cho thương binh và người tàn tật quy định: Đối với xe cơ giới dùng cho người tàn tật tự cải tạo trước ngày 1-1-2008 từ xe có nguồn gốc hợp pháp, phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Thời hạn kiểm tra xe tự cải tạo đến hết ngày 30-6-2008. Sau thời gian này, không giải quyết kiểm tra chất lượng cho xe tự cải tạo. Từ đó đến nay, nhiều xe cơ giới tự cải tạo, bao gồm xe ba bánh không được đăng ký, quản lý vẫn còn lưu thông trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Kế hoạch số 1183/KH-C08-P6 ngày 8-8-2024 của Cục Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 264/KH-CAT-PC08 về kiểm tra, xử lý chuyên đề xe 3-4 bánh tự sản xuất, lắp ráp và xe môtô, xe gắn máy kéo theo xe khác, vật khác vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Qua công tác điều tra cơ bản, rà soát, toàn tỉnh có 5.710 xe ba bánh tự chế và 203 xe 4 bánh tự chế không đăng ký; 139 xe 3-4 bánh được đăng ký quản lý. Từ ngày 15-9 đến nay, lực lượng chức năng đã kiểm tra lập biên bản 59 xe 3-4 bánh vi phạm, phạt tiền 65 triệu đồng. |
Trên thực tế, xe ba bánh tự chế trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều. Vì vậy, nếu cấm hoàn toàn loại phương tiện này ngay lập tức cũng gây khó khăn cho người dân. Điều này đòi hỏi cơ quan chức năng cần tính toán lộ trình cụ thể. Về lâu dài, việc tiến tới xử lý dứt điểm và cấm hoàn toàn phương tiện này là phù hợp với thực tiễn, nhằm kéo giảm tai nạn giao thông do xe tự chế gây ra.