Nỗi buồn con một
Tranh thủ lúc bố ngủ,ộtmìnhchămbốốmchàngtraiLâmĐồngbậtkhócgiữabệnhviệkqbd pháp hôm nay Vũ Bảo Khôi (30 tuổi, quê Lâm Đồng) lặng lẽ rời phòng bệnh. Anh đến ngồi một mình ở dãy ghế ngoài hành lang. Bật nguồn điện thoại, Khôi gọi về quê động viên, nhắc mẹ già ở nhà uống thuốc đúng giờ.
Cuộc trò chuyện kết thúc chóng vánh, Khôi trở lại với thực tại cô đơn của mình. Là con trai một, ngay từ nhỏ, Khôi đã gánh nhiều kỳ vọng của gia đình.
Trưởng thành, anh không chỉ trở thành trụ cột mà còn phải chăm lo cho cha mẹ khi đấng sinh thành già yếu. Không có anh em ruột thịt, Khôi không tìm được người san sẻ, cùng gánh vác những trách nhiệm nặng nề nói trên.
Những ngày bố nhập viện, Khôi lần đầu tiên đối mặt với nỗi khổ con trai một. Không có ai giúp mình chăm bệnh, Khôi tất tả đêm hôm.
Chưa bao giờ chăm sóc người bệnh, anh lóng ngóng, vụng về đến đáng thương. Anh không biết phải đặt bô như thế nào cho đúng, phải thay tã ra sao để bố không vấy bẩn ra giường... Thậm chí, Khôi nôn thốc nôn tháo khi dìu bố vào nhà vệ sinh, tắm gội cho ông.
Thế nhưng, nỗi khổ tâm lớn nhất của Khôi là bố bệnh đúng lúc công việc của anh đang có dấu hiệu thăng tiến. Khôi được cấp trên tin tưởng, giao phó thực hiện dự án quan trọng, mang tính sống còn của công ty.
Thế nhưng giữa tình thân và sự nghiệp, Khôi đành cắn răng từ bỏ vế sau. Anh xin nghỉ không lương để vào viện chăm bố tai biến nằm liệt giường.
Không thể làm việc theo tiến độ, Khôi vuột mất cơ hội chạm đến vị trí mình luôn mơ ước trong công ty.
Nỗi buồn khổ ấy như nhân đôi mỗi khi anh nhìn thấy những bệnh nhân bên cạnh có đông con cái đến thăm nom, chăm sóc. Sự hỗ trợ qua lại của những người con ấy khiến Khôi chạnh lòng, cảm thấy mình thực sự cô đơn, vất vả.
Khôi tâm sự: “Những năm tháng tuổi thơ, tôi luôn cảm thấy hạnh phúc, tự hào mình là con một. Bởi lúc đó, tôi được bố mẹ cưng chiều, yêu thương hết mực. Nhưng càng lớn, tôi càng thấy mình cô đơn.
Đến khi trưởng thành, điều tôi vốn nghĩ là hạnh phúc bỗng nhiên trở thành gánh nặng. Tôi phải hiện thực hóa những kỳ vọng của bố mẹ, phải một mình thực hiện trách nhiệm trụ cột gia đình mà không có sự giúp đỡ, chia sẻ của bất kỳ ai”.
Những năm gần đây, khi bố mẹ Khôi già đi, anh càng cảm thấy mình chịu thêm nhiều áp lực. Bố mẹ Khôi không chỉ kỳ vọng anh thành công mà còn liên tục áp lực, yêu cầu anh lấy vợ, “sinh con, nối dõi tông đường”.
Không dám ốm đau, sống xa nhà
Mấy ngày qua, trên giường bệnh, mỗi khi tỉnh táo, bố của Khôi đều nhắc lại yêu cầu trên. Ông cố tình nhắc nhở con trai trong khi đang dưỡng bệnh để anh không có cơ hội lảng tránh.
Thế nên mỗi khi nghe bố nói câu không kết hôn, sinh con cho bố mẹ là bất hiếu, anh chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng.
Thời gian bố nằm viện, dù không phải quay cuồng lo tiền viện phí nhưng Khôi vẫn mệt mỏi, xanh xao trông thấy. Tinh thần nam thanh niên cũng không lúc nào được bình yên.
Ngoài việc chăm bố bệnh như chăm trẻ, Khôi còn chịu đựng tính khí thất thường của ông. Nhiều lúc, ông nóng giận, gắt gỏng vô cớ. Đặc biệt, ông liên tục đòi bác sĩ cho mình xuất viện dù sức khỏe chưa cho phép.
Để bố yên tâm dưỡng bệnh, Khôi chịu đựng mọi sự gắt gỏng, tìm mọi cách làm ông vui. Mỗi ngày, sau khi tất tả chăm bố bệnh, anh lại luống cuống gọi điện về quê thông báo tình trạng bệnh tật của ông cho mẹ rồi giục bà uống thuốc đúng giờ.
Khôi chia sẻ: “Bố mẹ chỉ có mỗi mình tôi nên khi ông bà già đi, ý thức, trách nhiệm chăm sóc, báo hiếu trong tôi càng lớn. Vì lý do này mà tôi không dám để mình ốm đau, sống xa nhà.
4 năm trước, tôi quyết định rời thành phố về quê để vừa có thời gian lo cho bố mẹ vừa để trút bỏ áp lực tài chính nơi phố thị. Thế nhưng về quê, tôi càng chịu nhiều áp lực hơn, nhất là khi bố đau bệnh”.
Về quê, việc chăm sóc bố mẹ, đưa ông bà đi khám bệnh chiếm hầu hết thời gian của Khôi. Cũng vì thế, công việc, ước mơ anh theo đuổi suốt thời trai trẻ luôn dang dở.
Thậm chí, mối tình đầu, từ thời sinh viên của Khôi cũng tan vỡ. Cô gái cảm thấy áp lực, sợ hãi khi nghĩ đến việc phải vừa chăm lo gia đình nhỏ vừa chăm sóc bố mẹ chồng một mình.
Chứng kiến bố mẹ vật lộn với bệnh tật, công việc, ước mơ, tình cảm của mình dở dang, Khôi căng thẳng, mệt mỏi cả thể chất lẫn tinh thần. Đôi lúc, Khôi chìm trong cảm giác thất vọng, bất lực tột cùng rồi khóc một mình.
Khôi nói: “Khổ nỗi, những áp lực, mệt mỏi ấy, tôi không được thể hiện ra bên ngoài cho bố mẹ thấy. Và, trong gia đình, tôi cũng không có ai để chia sẻ, tâm sự.
Những ngày vừa rồi trong bệnh viện, tôi thấy hầu như ai mệt mỏi vì chăm sóc bố mẹ bệnh đều có anh em đến chung tay, chia sẻ. Còn tôi, quanh đi quẩn lại chỉ có một mình. Nhiều lúc tủi thân, dù không muốn tỏ ra yếu đuối nhưng nước mắt tôi vẫn rơi”.
*Tên nhân vật đã được thay đổi