当前位置:首页 > Cúp C1

【nhà cái năm】Kỳ II: Đích đến là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam

Một cơ sở của Ford tại Việt Nam

Từ con số 0…

Trước thời điểm bình thường hóa quan hệ,ỳIIĐíchđếnlànhàđầutưsốtạiViệnhà cái năm do lệnh cấm vận, các doanh nghiệp (DN) Hoa Kỳ “trắng bóng” trên bảng tổng kết đầu tư FDI của Việt Nam. Tuy nhiên, nhận thấy Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, hơn nữa nhờ sự tinh nhạy cũng như kinh nghiệm đầu tư quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ thực tế đã có đầu tư vào Việt Nam nhưng thông qua nước thứ ba. Chỉ sau khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Việt Nam vào ngày 12/7/1995 và đặc biệt sau Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) ký năm 2000, đổ vốn vào Việt Nam đã trở thành làn sóng của các tập đoàn nước này.

Các “gã khổng lồ” trong nhiều ngành hàng từ đồ uống, công nghệ thông tin, phầm mềm, ôtô, năng lượng… như Coca-Cola, PepsiCo, P&G, IBM, Cargill, Microsoft, Chevron, Ford, GE, AES, UPS… lần lượt rót vốn khủng vào Việt Nam và hoạt động thành công. Hai hãng Coca-Cola và PepsiCo đã “làm mưa làm gió” trên thị trường nước giải khát của Việt Nam suốt 20 năm qua.

… Đến tham vọng ngôi đầu

Một điển hình khác, Tập đoàn P&G từ năm 1995 đến nay đã tăng vốn đầu tư vào Việt Nam gấp ba lần. Và mới đây nhất, tháng 3 vừa qua, P&G đã khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất dao cạo Gillette chủ yếu để xuất khẩu sang thị trường châu Á.

Trong lĩnh vực chế biến chế tạo, Microsoft đã sở hữu nhà máy sản xuất điện thoại di động trị giá hơn 300 triệu USD tại Bắc Ninh. Intel- sau thông tin chuyển hoạt động sản xuất từ Costa Rica về Việt Nam lại đang có kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất bo mạch chủ và bộ vi xử lý từ Malaysia sang Việt Nam và một nước khác… Luồng vốn đầu tư của các đại gia Hoa Kỳ đang giúp Việt Nam tỏa sáng trên bản đồ- điểm đến đầu tư công nghệ của thế giới.

Đó chỉ là một vài minh chứng điển hình cho việc “nhanh chân” tận dụng thời cơ của các DN Hoa Kỳ. Tính đến tháng 5/2015, Hoa Kỳ có 742 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 11 tỷ USD, xếp thứ 7 trong 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Vị thế này sẽ không dừng lại ở đó. Bởi nhìn thấy tiềm năng lớn từ việc Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại với nhiều thị trường lớn, Cộng đồng Kinh tế ASEAN sắp hình thành, đặc biệt, Hiệp định TPP sắp được ký kết, các DN Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng vốn đầu tư với kỳ vọng trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để đón được thời cơ này, trong trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Gaurav Gupta- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham)- cho rằng, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh; đồng thời có chính sách hiệu quả trong đào tạo nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt việc ổn định kinh tế vĩ mô. “Đó là những yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của các DN FDI chúng tôi. Vừa qua, DN Hoa Kỳ đặc biệt đánh giá cao 3 việc mà Chính phủ Việt Nam đã làm được là: Kiểm soát tỷ giá, tăng trưởng GDP và cải thiện chính sách. Nếu tiếp tục chiều hướng này, vốn FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ ngày càng tăng cao”- ông Gaurav Gupta khẳng định.

Là người tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Việt Nam năm 1995, ngày 2/7/2015, cựu Tổng thống Bill Clinton đã có mặt tại Việt Nam để tham gia lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao mang tính lịch sử giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Kỳ III: Thành công của hàng Việt vào Hoa Kỳ

TIN LIÊN QUAN
Hoa Kỳ luôn ủng hộ một Việt Nam lớn mạnh

分享到: