当前位置:首页 > Cúp C1 > 【ti so da banh】Hội nhập càng sâu, khó khăn về nhân lực logistics càng tăng

【ti so da banh】Hội nhập càng sâu, khó khăn về nhân lực logistics càng tăng

2025-01-24 23:38:47 [Cúp C1] 来源:88Point
Dư địa lớn để phát triển logistics TP Hồ Chí Minh thành ngành kinh tế mũi nhọn
Khắc phục tồn tại kéo giảm chi phí logistics
Hội nhập càng sâu, khó khăn về nhân lực logistics càng tăng
Toàn cảnh diễn đàn

Phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn logistics Việt Nam 2021 với chủ đề “Phát triển nhân lực logistics” chiều nay 14/12/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, thị trường logistics tại Việt Nam được cộng đồng doanh nghiệp (DN) và các tổ chức quốc tế đánh giá đầy tiềm năng để phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi, tăng trưởng trở lại.

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển khá nhanh, tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10-15%, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, ngành dịch vụ logistics vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Năng lực cạnh tranh của ngành còn thấp, chi phí logistics còn cao.

Sự liên kết giữa các DN xuất nhập khẩu và DN dịch vụ logistics chưa chặt chẽ, kém hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chủ quan chủ yếu của những hạn chế nêu trên đó là sự thiếu hụt nguồn nhân lực, chưa thực sự đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển trong tình hình mới.

“Sự khó khăn về nguồn nhân lực của ngành logistics sẽ càng tăng thêm khi Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là trong khu vực Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định.

Một số chuyên gia kinh tế đánh giá, về lâu dài, nhân lực sẽ là yếu tố quyết định để giúp DN logistics Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với các nước, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước, khu vực và quốc tế.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, để đáp ứng được nhu cầu nhân lực cả về quy mô cũng như chất lượng, phục vụ tốt cho ngành logistics trong giai đoạn tới, trước tiên, cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác đào tạo giữa Việt Nam với các nước.

Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các quốc gia phát triển, có thế mạnh trong đào tạo nhân lực ngành logistics để đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, đội ngũ giảng viên Việt Nam giảng dạy có chất lượng cao phục vụ cho công tác giảng dạy trong nước.

Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đào tạo với nhau và với DN sử dụng nhân lực. Các DN sử dụng nhân lực logistics cần được thu hút, tạo điều kiện để tham gia tích cực hơn nữa trong quá trình đào tạo, hướng dẫn thực tập, tăng tiếp cận thực tế cho sinh viên…

Ngoài nguồn nhân lực, xây dựng DN mạnh trong lĩnh vực logistics cũng là vấn đề nhận được nhiều quan tâm.

Hội nhập càng sâu, khó khăn về nhân lực logistics càng tăng
Về lâu dài, nhân lực sẽ là yếu tố quyết định để giúp DN logistics Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với các nước. Nguồn: Internet

Theo Báo cáo logistics Việt Nam 2021, hiện có hơn 4.000 DN logistics hoạt động chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ logistics quốc tế. Tuy nhiên, các DN logistics Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt với các DN logistics nước ngoài. DN dịch vụ logistics Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 95%), nhưng đa số là các DN nhỏ và siêu nhỏ cung cấp các dịch vụ chưa có giá trị gia tăng cao.

Từ góc độ DN, ông Đàm Đình Vĩnh, Chủ tịch OPL Logistics đánh giá, dù gặp nhiều khó khăn do tác động của Covid-19 nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 11 tháng của năm 2021 vẫn tăng trưởng, đạt khoảng 600 tỷ USD. Mốc 1.000 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chắc không xa và đây sẽ là cơ hội lớn cho rất nhiều ngành nghề, đặc biệt cho các DN đang hoạt động trong ngành logistics.

“Để nắm bắt cơ hội cũng như thực hiện mục tiêu của mình, OPL đang xây dựng những chiến lược cụ thể về kinh doanh, nhân sự, phát triển thị trường, đầu tư, tài chính, công nghệ thông tin…”, ông Đàm Đình Vĩnh nói.

Đồng thời, OPL đang triển khai mở chi nhánh ở các nước là thị trường mục tiêu của OPL như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Trung Đông, Mỹ… Bên cạnh đó, DN tập trung nâng cao năng lực, chất lượng đội hình nhân sự, nhất là đội ngũ lãnh đạo, các cấp quản lý phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Theo các chuyên gia, để góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và hoạt động thương mại nói riêng, các DN logistics Việt Nam cần chú trọng tập trung vào cung cấp các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế, dịch vụ logistics xuyên biên giới...

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读