发布时间:2025-01-10 18:57:14 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
LTS:Bộ Giáo dục - Đào tạo,o viket quả trực tuyến Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đã hoàn thành việc xây dựng dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và đưa ra lấy ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương. Dưới đây, Binhphuoc Online xin giới thiệu cùng bạn đọc về những nội dung chính đáng lưu ý trong dự thảo thông tư này.
* Đối tượng và điều kiện áp dụng:
Theo dự thảo thông tư này, nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương và đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm trại, phòng thí nghiệm; Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Giáo viên dạy thêm giờ sẽ được trả lương không quá 200 giờ/năm |
* Nguyên tắctính trả tiền lương dạy thêm giờ:
Theo quy định tại Điều 3 của Dự thảo thông tư này, đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp và quyết toán vào cuối năm tài chính. Tuy nhiên, chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở các cơ sở giáo dục mầm non dạy 2 buổi/ngày và ở cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học, bộ môn thiếu nhà giáo theo định mức biên chế. Các cơ sở giáo dục mầm non dạy 2 buổi/ngày, các cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học, bộ môn đủ nhà giáo theo định mức biên chế, chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản, hoặc đi làm nhiệm vụ chuyên môn, học tập, bồi dưỡng do cấp có thẩm quyền điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.
Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy, bao gồm: thời gian nghỉ ốm, thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian đi làm nhiệm vụ chuyên môn, học tập, bồi dưỡng do cấp có thẩm quyền điều động. Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư này không quá 200 giờ dạy/năm.
* Định mức giờ dạy/năm:
Đối với giáo viên mầm non dạy 2 buổi/ngày thì định mức giờ dạy được tính bằng 6 giờ/ngày x 5 ngày/tuần x 35 tuần/năm = 1.050 giờ dạy/năm. Giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần x 35 tuần/năm = 805 giờ dạy/năm. Đối với giáo viên tiểu học dạy ở trường phổ thông dân tộc bán trú, dạy ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết/tuần x 35 tuần/năm = 735 giờ dạy/năm.
Đối với giáo viên trung học cơ sở thì định mức giờ dạy là 19 tiết/tuần x 37 tuần/năm = 703 giờ dạy/năm. Đối với giáo viên trung học cơ sở dạy ở trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, dạy ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 17 tiết/tuần x 37 tuần/năm = 629 giờ dạy/năm.
Đối với giáo viên trung học phổ thông, định mức giờ day là 17 tiết/tuần x 37 tuần/năm = 629 giờ dạy năm. Giáo viên trung học phổ thông dạy ở trường phổ thông dân tộc nội trú là 15 tiết/tuần x 37 tuần/năm = 555 giờ dạy/năm.
Giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp thì định mức giờ dạy/năm của mỗi giáo viên do hiệu trưởng nhà trường quyết định cho từng năm. Đối với giáo viên dạy nghề thì giảng dạy trình độ sơ cấp nghề có định mức là 14 giờ chuẩn/tuần x 42 tuần/năm = 588 giờ dạy/năm. Định mức giờ dạy/năm của mỗi giáo viên giảng dạy trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề do hiệu trưởng nhà trường quyết định cho từng năm học. Định mức giờ dạy/năm của mỗi giảng viên cơ sở giáo dục đại học do hiệu trưởng (giám đốc) quyết định cho từng năm học.
* Cách tính tiền lương dạy thêm giờ: Công thức chung được tính như sau: Số giờ dạy thêm/năm = [Số giờ thực dạy/năm + số giờ quy đổi hoặc miễn giảm (nếu có)] - Định mức giờ dạy/năm. Tiền lương dạy thêm giờ = số giờ dạy thêm/năm x tiền lương dạy thêm 1 giờ, tiền lương dạy thêm 1 giờ = tiền lương 1 giờ dạy x 150%. Tiền lương 1 giờ dạy đối với giáo viên mầm non, phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên được tính như sau: Tiền lương 1 giờ dạy (bằng) = Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm tài chính (chia) : cho định mức giờ dạy (nhân) x với 35 tuần (chia) : cho 52 tuần. Đối với giáo viên dạy sơ cấp nghề: Tiền lương 1 giờ dạy (bằng) = Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm tài chính (chia) : cho định mức giờ dạy trong năm (nhân) x 42 tuần (chia) : cho 52 tuần. Đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề: Tiền lương 1 giờ dạy (bằng) = Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm tài chính (chia) : Định mức giờ dạy/năm (nhân) x 36 tuần (chia) : 52 tuần. Đối với giáo viên cao đẳng nghề: Tiền lương 1 giờ dạy (bằng) = Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm tài chính (chia) : Định mức giờ dạy/năm (nhân) x 32 tuần (chia) : 52 tuần. Đối với giảng viên dạy ở các cơ sở giáo dục đại học: Tiền lương 1 giờ dạy (bằng) = Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm tài chính (chia) : Định mức giờ dạy/năm (nhân) x 22,5 tuần (chia) : 52 tuần. |
NV |
相关文章
随便看看