发布时间:2025-01-10 23:21:28 来源:88Point 作者:Cúp C2
Giải quyết các thách thức
Năm 2017 đi qua với việc Việt Nam hoàn thành vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra,ạolậpnềntảngchotăngtrưởngnhanhvàbềnvữtrận sevilla hôm nay trong đó tăng trưởng GDP đạt 6,81%, cao nhất trong vòng 7 năm, với môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đều được thăng hạng theo đánh giá của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB) và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
Mặc dù vậy, theo TSKH Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, bên cạnh kết quả đạt được, cần thẳng thắn nhìn nhận và thừa nhận những tồn tại, yếu kém cần tập trung giải quyết như chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm, mức độ cải thiện của năng suất tổng hợp TFP có dấu hiệu giảm sút, năng suất lao động chưa cao. Nghị quyết số 05-NQ/T.Ư Hội nghị Trung ương lần thứ IV khóa XII cũng nhấn mạnh, ở Việt Nam nhìn chung mô hình tăng trưởng về cơ bản vẫn theo mô hình cũ, chậm được đổi mới; tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư và số lượng lao động, đổi mới tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chậm lại, chất lượng tăng trưởng thấp. Phương thức phân bổ nguồn lực xã hội chưa có sự thay đổi rõ rệt; năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp còn thấp”.
Dẫn lời nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Paul Krugman rằng “Năng suất không phải là tất cả nhưng nó gần như là tất cả. Một quốc gia có khả năng nâng cao mức sống lâu dài hay không gần như hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nâng cao sản lượng tính trên đầu người của quốc gia đó”, TSKH Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh tới trọng tâm của tăng trưởng bền vững là tăng nhanh năng suất lao động.
Theo GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, điều quan trọng hơn trong thời gian sắp tới là thiết kế các chính sách, giải pháp và hành động để giải quyết các vấn đề, thách thức của nền kinh tế nhằm tạo lập nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Theo đó, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn chỉ ra 4 thách thức lớn đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực cho dù tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 “chỉ bằng 7% của Singapore, 17,6% của Malaysia và 36,5% của Thái Lan. Mỗi lao động của Việt Nam chỉ có năng suất bằng 42,3% của Indonesia, 56,7% của Philippines và đặc biệt là chỉ bằng 87,4% năng suất lao động của Lào. Thứ hai, cổ phần hóa DNNN dù lớn về mặt số lượng (96,5% số DNNN được cổ phần hóa) nhưng trên thực tế chỉ khoảng 8% số vốn trong các DNNN là được cổ phần hóa, chuyển giao cho khu vực tư nhân. Thứ ba, xây dựng năng lực để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn chậm. Thứ tư, sự kết nối giữa DN FDI và DN trong nước thiếu chặt chẽ dẫn đến việc thu hút các doanh nghiệp FDI khổng lồ như Samsung vào nền kinh tế nhưng chưa tạo nên hiệu ứng lan tỏa tích cực về công nghệ và tạo ra năng lực sản xuất cho nền kinh tế trong tương lai.
Tăng trưởng - phát triển là cuộc đua marathon đường trường
Để tạo lập nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn nhấn mạnh tới yếu tố môi trường kinh doanh. Theo đó, môi trường kinh doanh đóng vai trò xương sống cho sự phát triển ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Các chính sách tạo dựng niềm tin, cải thiện môi trường kinh doanh để giảm chi phí giao dịch cũng đồng thời là các chính sách khuyến khích sự phát triển của khu vực DN, thúc đẩy đầu tư và mở rộng sản xuất. Để duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững trong thời gian sắp tới, các chính sách cần chú trọng nâng cao chất lượng của môi trường đầu tư - kinh doanh và cùng với đó là các chính sách giải quyết những vấn đề đang tồn đọng trong nền kinh tế, tăng cường xây dựng năng lực nội tại để có thể chủ động đón nhận cơ hội và vượt qua thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo đó, Chính phủ cần chủ động nâng cao năng lực quản trị nhà nước hiện đại và tăng cường ứng dụng quản trị số trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân và DN. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào nâng cao chất lượng công tác hoạch định chính sách về cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng công khai, minh bạch.
Để tăng trưởng nhanh và bền vững thì củng cố tài khóa, nâng cao hiệu quả đầu tư công là giải pháp căn cơ. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, cần xây dựng được chính sách tài khóa và vận hành nền tài chính ngân sách đi theo hướng tích cực, tiến tới từng bước giảm bội chi, nợ công, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Trong thời gian qua, Quốc hội đã thông qua 5 dự án luật quan trọng, làm nền tảng xây dựng nền tài chính ngân sách lành mạnh, như Luật Ngân sách 2015, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại DN... Những luật này góp phần tăng cường hiệu quả, chất lượng sử dụng nguồn lực, tài sản công, đầu tư công, hiệu quả toàn bộ nền kinh tế được tăng lên tích cực. Có thời điểm Icor Việt Nam là 8, nhưng giai đoạn 2010- 2015 là 6,9 và hiện còn 4,9. Nếu so với các quốc gia đang phát triển là 3-4 là còn cao, nhưng đây là bước tiến vô cùng tích cực.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, dù năm 2017 Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất trong Đông Nam Á nhưng phải nhìn nhận các thách thức trung và dài hạn như chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động kém. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu cơ quan quản lý cần nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng năng suất lao động và nâng cao chỉ số về môi trường, góp phần tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam với các biến động lớn. Xã hội được yên bình hơn, an ninh an toàn hơn. Mọi người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế phải có cuộc sống tốt hơn cả vật chất và tinh thần. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, thời gian tới, Việt Nam kiên trì thay đổi mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, sáng tạo, giảm tỷ lệ dựa vào nhân công giá rẻ, khai thác khoáng sản, làm sao để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để đạt mục tiêu này, chúng ta cần tập trung vào 3 đòn bẩy gồm: Năng lượng xanh và phát triển bền vững; cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh công nghiệp hoá và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là tín dụng và thương mại. “Tăng trưởng và phát triển là cuộc chạy đua marathon đường trường, không phải chạy đua nước rút. Thành quả kinh tế năm 2017 giúp chúng ta tự tin hơn trong tái cơ cấu, tăng trưởng để tạo nền móng vững chãi cho tăng trưởng kinh tế dài hạn. Chúng ta cần nỗ lực để phấn đấu đưa Việt Nam trở thành con hổ kinh tế mới của châu Á”, Thủ tướng nhấn mạnh.
相关文章
随便看看