Năm 1954,ỷniệmnămNgygiảiphngThủđlivescore bóng đá wap chiến thắng chấn động của Việt Nam trước thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ đánh dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân cũ núp dưới bóng “khai hóa văn minh” để cướp bóc tài nguyên...
Washington “chỉ đạo” Paris
Ngày 12-3-1947, Tổng thống Mỹ Harry Truman đề ra một chính sách, sau trở thành học thuyết mang tên ông ta. Học thuyết xoay quanh việc nước Mỹ với lợi thế không bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sẽ dùng viện trợ kinh tế và quân sự để đưa các quốc gia khác vào vòng kiềm tỏa của mình, chi phối chính quyền thuộc địa lẫn các nước đế quốc “già” đã kiệt quệ vì chiến tranh.
Bất chấp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư với mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Mỹ và đất nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ, Washington vẫn lựa chọn giúp đỡ thực dân Pháp do lo ngại một chính phủ lãnh đạo bởi những người cộng sản. Bằng tiền của và vũ khí viện trợ, nước Pháp buộc phải nghe theo sự chỉ đạo của Mỹ về chiến lược đàn áp phong trào giải phóng dân tộc tại Đông Dương.
Binh lính Pháp rút khỏi Hà Nội. Ảnh tư liệu.
Đến thời điểm nỗ lực đô hộ của Pháp cáo chung sau thất bại tại Điện Biên Phủ, Mỹ đã viện trợ 1.800 xe tăng thiết giáp, 30.887 xe vận tải, 438 tàu chiến bao gồm 2 tàu sân bay cùng 500 máy bay các loại. Tướng Henri Navarre, chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp đã viết: “Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ”.
“Vành đai ngăn chặn” gồm các chư hầu
Ngay sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Chúng ta phải có tinh thần cảnh giác rất cao đối với âm mưu của đế quốc Mỹ định cản trở hai bên đi đến hiệp định đình chiến, mưu mô lập khối liên minh quân sự có tính chất xâm lược, chia châu Á thành những tập đoàn đối lập để dễ xâm lược và khống chế Đông Dương cùng Đông Nam Á".
Ngày 8-9-1954, chỉ hơn một tháng sau hiệp định, tổ chức Hiệp ước Phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO) được thành lập, đặt Đông Dương vào “khu vực bảo hộ”. Các nước thành viên có thể “bảo vệ cho nhau” chống lại “sự bành trướng và thù địch”, nhưng trên thực tế liên minh này muốn phong tỏa Đông Dương, chia cắt Việt Nam.
Tại thời điểm ấy, thực dân Anh đang nỗ lực đàn áp phong trào cộng sản của những người gốc Hoa tại Liên bang Malaya (Malaysia và Singapore ngày nay). Sau này, quân đội Mỹ khi xâm lược đã học hỏi hầu hết các phương pháp thực dân Anh sử dụng trong cuộc xung đột này.
Mỹ chuyển từ hối thúc sang ép buộc Pháp rút lui ảnh hưởng của mình khỏi Đông Dương, đồng thời bắt tay thực hiện những bước đầu tiên trong việc hình thành ách cai trị của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Pháp phải ủng hộ phế truất vua Bảo Đại, trao trả độc lập, kể cả việc miền Nam Việt Nam rút lui khỏi Liên hiệp Pháp. Mặc dù mang màu sắc phi thực dân hóa, nhưng các công việc nội bộ của chính phủ bù nhìn do người Việt lãnh đạo hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Mỹ.
Biết chắc chắn rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ thắng áp đảo nếu cuộc tổng tuyển cử theo thỏa thuận trong Hiệp định Geneva diễn ra, giới chức Mỹ đã lên kế hoạch ủng hộ chính quyền Sài Gòn không tuân theo hiệp định, sau đó viện trợ quân sự trực tiếp và ưu tiên các tập đoàn Mỹ nhảy vào chi phối kinh tế miền Nam Việt Nam. Tháng 8-1955, 10 tháng sau ngày các cánh quân cách mạng tiến vào Thủ đô, Ngô Đình Diệm công khai bác bỏ tổng tuyển cử.
Ngày đánh dấu sự chuyển giao hình thức đô hộ
Sau khi Pháp rút khỏi Thủ đô Hà Nội ngày 10-10-1954, chủ nghĩa thực dân kiểu cũ biến mất khỏi một nửa lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, khi người dân phía Bắc vĩ tuyến 17 giành lại những đồn điền, ruộng nương ngay trên quê hương của mình đã bị chiếm đoạt để phục vụ cho việc bóc lột tài nguyên, làm giàu của giới tư bản Pháp, nước Mỹ đã nhanh chóng nhảy vào thế chân, đặt ách cai trị lên phần còn lại của đất nước.
Giai đoạn “bản lề” này diễn ra với việc Mỹ lợi dụng thỏa thuận về tập kết, tái định cư, tích cực tuyên truyền, hỗ trợ tiền, máy bay, tàu biển, dụ dỗ hơn 1 triệu đồng bào di cư vào miền Nam. Số lượng lớn những người thuộc các dân tộc thiểu số, không việc làm, xa quê hương được tổ chức thành các đơn vị quân đội của chính quyền Sài Gòn.
Giới chủ Pháp trước khi rút khỏi miền Bắc cũng theo Mỹ tìm cách phá hủy hoặc di dời cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị vào miền Nam, vấp phải sự đấu tranh gay gắt của công nhân cách mạng.
Theo ĐĂNG SƠN/qdnd.vn
顶: 98945踩: 66
【livescore bóng đá wap】Kỷ niệm 64 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10
人参与 | 时间:2025-01-25 10:17:31
相关文章
- Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- Việt Nam và Trung Quốc sớm vận hành Khu du lịch thác Bản Giốc
- Xử lý 3 trường hợp qua lại vùng cách ly y tế
- Giải Báo chí quốc gia: Các tác phẩm bám sát thực tiễn, đi vào điểm nóng
- Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
- Khởi tố bắt tạm giam đối tượng lừa đảo
- Trên 4.200 lượt đăng ký tham gia cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- Cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 6 liệt sĩ trong vụ trụ sở ở Đắk Lắk bị tấn công
评论专区