【tài 2/2.5 là gì】Kết nối với thanh niên
Diễn đàn gặp gỡ,ếtnốivớtài 2/2.5 là gì đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên do Tỉnh đoàn tổ chức mới đây chỉ kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ nhưng rất nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc do thanh niên chia sẻ đã được giải đáp.
Đoàn viên phát biểu ý kiến tại diễn đàn.
Giải đáp nhiều thắc mắc
Bạn Phạm Hồng Tấn, đến từ Huyện đoàn Châu Thành, mang đến buổi gặp gỡ, đối thoại một vấn đề đang được cán bộ đoàn bán chuyên trách ở cơ sở đặc biệt quan tâm.
“Hiện nay, chế độ phụ cấp cho cán bộ đoàn bán chuyên trách ở cơ sở quá thấp so với bình quân thu nhập của xã hội nhưng công việc phụ trách quá nhiều. Vậy thời gian tới, lãnh đạo tỉnh có giải pháp gì để xem xét hỗ trợ nâng chế độ phụ cấp cho cán bộ này?”, bạn Tấn nêu câu hỏi.
Ông Phan Hoàng Ngoan, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, cho biết, mức hỗ trợ cho cán bộ đoàn diện vừa nêu từ nguồn kinh phí do tỉnh chủ động; vì điều kiện tỉnh nhà còn nhiều khó khăn nên còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Sở đã báo cáo lên Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để có hướng chỉ đạo tháo gỡ”.
“Với sức sáng tạo, năng lực của mình, tuổi trẻ hãy mạnh dạn tìm ý tưởng để xây dựng đề án khởi nghiệp phù hợp. Một khi có ý tưởng khởi nghiệp được đánh giá khả thi thì các bạn sẽ được hỗ trợ về vốn, được chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Khởi nghiệp chính là con đường để thanh niên tiến thân và làm giàu cho xã hội”, ông Ngoan chia sẻ.
Bạn Trần Thanh Điền, đến từ Thành đoàn Vị Thanh, chia sẻ ngành chức năng tỉnh cần có giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên, vì nhiều thanh niên phải bỏ quê đi làm ăn xa do chưa có việc làm…
Trả lời ý kiến này, bà Hồ Thu Ánh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nói từ năm 2017 đến nay, từ 90% trở lên lao động của tỉnh có được việc làm sau khi học nghề. Trong đó, tỉnh tập trung đào tạo nghề thông qua ký kết với các doanh nghiệp theo nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động của các địa phương và nguyện vọng học nghề của người lao động.
Trao đổi với đoàn viên, thanh niên, bà Hồ Thu Ánh nêu ra câu hỏi: “Nếu ngành chức năng liên kết, tuyển sinh đào tạo nghề, giải quyết việc làm thì các bạn có chịu đi làm?”.
Bà Ánh đặt ra câu hỏi này bởi thực tế có doanh nghiệp mong muốn tuyển dụng lao động với chế độ lương khá cao nhưng không tìm được người.
“Năm 2018, có công ty cần tuyển 100 lao động trình độ trung cấp, sơ cấp có tay nghề về điện, cơ khí, công nghệ thực phẩm, kế toán… để đi làm ở Phú Quốc, lương khởi điểm 9 triệu đồng/tháng. Sở đã thông tin rộng rãi cơ hội việc làm này nhưng qua 3 tháng không có người lao động nào chịu đi vì… xa”, bà Ánh dẫn chứng.
Câu chuyện này cho thấy vẫn có tình trạng đoàn viên, thanh niên chưa chủ động nắm bắt cơ hội việc làm, nhất là còn sợ khó, sợ khổ. Đây có phải là nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ rơi vào cảnh thất nghiệp dù có bằng cấp?
Về giải pháp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động, nhất là lực lượng trẻ ở nông thôn, bà Hồ Thu Ánh cho biết: “Đoàn viên, thanh niên khi cần có việc làm thì nên truy cập vào trang web của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hậu Giang, trong đó các mục “Việc tìm người, người tìm việc” cung cấp rất nhiều thông tin về việc làm cho các bạn. Bên cạnh đó, tới đây, tỉnh sẽ tổ chức ngày hội việc làm cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12. Đây là cơ hội để các em có thể tiếp cận và tìm hiểu cơ hội việc làm trong tương lai. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo nghề theo địa chỉ cụ thể. Đặc biệt là đối với lao động ở nông thôn thì các cấp, các ngành sẽ tiến hành rà soát và thông báo về cơ hội việc làm đến với họ”.
Trong khi đó, trả lời những ý kiến của thanh niên phản ánh việc khó tiếp cận vốn vay để thực hiện các mô hình làm ăn có hiệu quả, lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh nhấn mạnh: “Nếu đoàn viên, thanh niên có mô hình kinh tế hiệu quả thì liên hệ với trưởng ấp, khu vực để được hỗ trợ các hồ sơ cần thiết vay vốn”.
Phải có sự gắn kết
Ngoài trả lời các câu hỏi do cán bộ đoàn, đoàn viên đặt ra, lãnh đạo tỉnh cũng có những chia sẻ hết sức bổ ích về “hướng đi” cho công tác đoàn và phong trào thanh niên giai đoạn hiện nay.
Ông Trần Văn Huyến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, nhấn mạnh: “Tỉnh không thiếu cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho thanh niên phát triển bản thân, quan trọng là các bạn có thể nắm bắt, vận dụng”.
Trước thực trạng hoạt động đoàn ở nông thôn hiện đang gặp khó, nhất là trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, ông Trần Văn Huyến lưu ý: “Cán bộ đoàn phải năng động, có kỹ năng và mạnh dạn trong tập hợp đoàn viên, thanh niên. Nếu chúng ta cứ “văn bản hóa, hành chính hóa” thì rất khó. Chẳng có ai tham dự sinh hoạt đoàn tháng này qua tháng khác mà chỉ có nghe báo cáo, quan trọng là phải có sự gắn kết các mô hình cho phù hợp với sở thích từng người”.
Chia sẻ với khó khăn, vướng mắc đối với công tác đoàn và phong trào thanh niên, ông Lê Tiến Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh tỉnh đã dành sự ủng hộ về vật chất và tinh thần cho hoạt động đoàn thời gian qua, đồng thời trân trọng sự đóng góp không biết mệt mỏi của tuổi trẻ đối với sự phát triển tỉnh nhà. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn nên kinh phí dành cho hoạt động đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Cũng vì điều kiện tỉnh nhà còn khó nên Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn tuổi trẻ phải tiếp tục góp sức cho sự phát triển. Trong đó, đoàn viên, thanh niên phải xác định rõ con đường lập thân, lập nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp của bản thân sao cho phù hợp.
Thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Tỉnh đoàn xây dựng đề án nâng cao chất lượng hoạt động đoàn; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, hỗ trợ việc làm cho đoàn viên, thanh niên; tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả để tạo sức hút. Bên cạnh đó, giao Sở Tài chính cân đối ngân sách để hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động đoàn; Tỉnh đoàn cần tích cực kêu gọi, vận động xã hội hóa để khắc phục khó khăn về kinh phí hoạt động…
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN