【tỷ số bỉ hôm nay】Xung quanh đề xuất xóa hơn 26,5 nghìn tỷ đồng nợ thuế: Tạo tiền đề tăng thu ngân sách nhà nước
Xóa nợ hơn 26,5 nghìn tỷ đồng
Tại cuộc họp giao ban báo chí sáng 5/3/2018 của Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam cho biết, Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ, khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không có khả năng thu hồi đã hoàn thành và Tổng cục Thuế sẽ gửi Bộ Tư pháp thẩm định ngay đầu tuần này. |
Theo tính toán của Bộ Tài chính, do những khó khăn khác nhau, số tiền nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt tồn đọng của nhiều năm đến nay còn lớn. Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2017, tổng nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do ngành Thuế quản lý là hơn 73 nghìn tỷ đồng. Trong đó: Tiền thuế nợ đến 90 và trên 90 ngày là hơn 26 nghìn tỷ đồng; các khoản nợ liên quan về đất là hơn 7,8 nghìn tỷ đồng; tiền phạt và tiền chậm nộp là hơn 15,6 nghìn tỷ đồng; tiền thuế nợ của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan trách nhiệm hình sự,... chiếm nhiều nhất với trên 31,4 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 43% tổng số thuế nợ và chiếm 3,2% tổng thu nội địa năm 2017). Còn tổng số nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do ngành Hải quan quản lý tính đến hết 2017 là hơn 5,4 nghìn tỷ đồng. Số nợ này tăng 23,5% so với thời điểm 31/12/2016. Như vậy, tổng số nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do cả ngành Thuế và Hải quan quản lý là khoảng trên 35,3 nghìn tỷ đồng. Số tiền này chiếm khoảng 2,75% tổng thu thuế, phí, lệ phí năm 2017 và chiếm gần một nửa số nợ thuế.
Thời gian qua, thực hiện quy định của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính đã hướng dẫn xử lý xóa nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp cho người nộp thuế kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu chiểu theo đúng các quy định, kết quả xử lý nợ thuế đạt rất thấp đối với những trường hợp nợ không có khả năng thu. Kết quả, từ ngày 1/7/2007 đến 31/7/2017 tổng số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp được cơ quan thuế xem xét xóa là 1.122 tỷ đồng, chiếm 3,3% số nợ không có khả năng thu hồi.
Trước thực trạng đó, Bộ Tài chính nhận thấy rằng, giải pháp xóa nợ thuế hiện nay chưa bao quát được hết thực trạng kinh doanh, chưa xử lý được tồn tại về nợ thuế không thể thu hồi được phát sinh do những nguyên nhân khách quan, cũng như chưa phản ánh hết công tác quản lý nợ thuế mà ngành Thuế, Hải quan được giao. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã đề xuất thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với một số trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan với số tiền hơn 26,5 nghìn tỷ đồng.
Nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách
Trước đề xuất của Bộ Tài chính, nhiều ý kiến lo ngại rằng điều này sẽ khiến mất công bằng giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít quan điểm đồng tình với phía Bộ và cho rằng nếu Nhà nước xóa nợ thuế thì dù mất một khoản cho ngân sách nhưng doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại, sẽ có thể phục hồi, khi đó sẽ quay trở lại nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, xét theo những đối tượng mà Bộ Tài chính đề nghị xóa nợ thuế, xóa tiền chậm nộp, xóa tiền phạt và khoanh nợ thuế lần này sẽ không hề có hệ lụy gì với cộng đồng doanh nghiệp, mà ngược lại, đây là động thái thể hiện đúng phương châm “Chính phủ kiến tạo”, thể hiện ở chỗ Nhà nước chia sẻ khó khăn với người nộp thuế, hỗ trợ người nộp thuế vượt qua khó khăn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Tại chức kiêm Giảng viên cao cấp bộ môn Thuế, Học viện Tài chính nhận định, về phía ngân sách, việc xóa nợ thuế, xóa tiền phạt, xóa tiền chậm nộp thoạt nhìn có vẻ như là một sự mất mát của ngân sách vì đã “xóa” đi không thu nữa, nhưng thực ra không hoàn toàn như vậy vì trong nhiều trường hợp những doanh nghiệp thực tế đã phá sản, đã bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dù không xóa nợ thì khả năng thu được cũng gần như bằng không. Thêm vào đó, việc xóa tiền chậm nộp thuế cho những doanh nghiệp bị khó khăn bất khả kháng giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có khả năng trả tiền nợ thuế (trường hợp chỉ xóa tiền chậm nộp chứ không xóa nợ thuế), đồng thời, tạo tiền đề tăng thu ngân sách nhà nước trong tương lai.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: “Trước đây, chúng ta đã có tiền lệ xóa nợ thuế cho một số doanh nghiệp không có khả năng thu hồi. Điều này giúp Chính phủ dứt điểm làm sạch bản cân đối ngân sách tài chính, phía doanh nghiệp cũng vậy. Bên cạnh đó, việc xóa nợ thuế không có khả năng thu hồi còn giúp giảm tỷ lệ doanh nghiệp phá sản, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, từ đó doanh nghiệp có điều kiện tiếp hoạt động, tạo công ăn việc làm”.
Cần công khai, minh bạch
Cần phải thừa nhận rằng, mọi sự lựa chọn đều có tính hai mặt. Bên cạnh những tác động tích cực mà việc xóa nợ thuế mang lại, cũng có ý kiến lo ngại rằng nếu quy trình xử lý không chặt chẽ thì vô hình trung sẽ xóa nợ cho một số doanh nghiệp cố tình chây ỳ nợ thuế rồi tự ý bỏ địa điểm kinh doanh không làm thủ tục giải thể theo quy định pháp luật. Điều này làm cho môi trường kinh doanh không công bằng và thiệt thòi cho ngân sách nhà nước.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, việc xóa nợ thuế có thể sẽ tạo ra tình trạng doanh nghiệp lạm dụng, gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. “Mặc dù vậy, để cân đối giữa vấn đề mất ít và mất nhiều thì Chính phủ bắt buộc phải xóa nợ thuế cho doanh nghiệp không có khả năng thu hồi. Nhưng để làm điều này, Chính phủ cần có sự giải thích rõ ràng, tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân khách quan của doanh nghiệp. Cùng với đó, để tránh tình trạng lạm dụng cần công khai và lưu giữ danh sách những doanh nghiệp được xóa nợ, với tỷ lệ được xóa cụ thể là bao nhiêu”, ông Nguyễn Minh Phong cho biết.
Bày tỏ băn khoăn về vấn đề này, ông Lê Xuân Trường cho rằng, sẽ có hai nhóm người nộp thuế cần lưu ý. Nhóm thứ nhất là người nộp thuế thực sự làm ăn thua lỗ nên không còn khả năng nộp thuế và đã thực sự chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhóm thứ hai là những doanh nghiệp chây ỳ không nộp thuế để chiếm đoạt tiền thuế rồi tự ý bỏ kinh doanh không làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Xóa nợ thuế, nợ tiền chậm nộp thuế cho nhóm thứ hai là không hợp lý.
Để khắc phục vấn đề này, Bộ Tài chính đề xuất người nộp thuế được xóa nợ trong trường hợp này thì người sáng lập doanh nghiệp/người sở hữu doanh nghiệp/người đại diện theo pháp luật không được thành lập doanh nghiệp mới, không được kinh doanh trong thời gian 2 năm.
Tuy nhiên, ông Lê Xuân Trường cũng đề xuất: “Cần bổ sung quy định về những trường hợp phục hồi lại nghĩa vụ thuế sau khi đã xóa nợ thuế và quy định trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế của những đối tượng có liên quan khi phục hồi nghĩa vụ thuế. Chẳng hạn như, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra và xác định hành vi vi phạm của người nộp thuế và đã xác định rõ đối tượng chịu trách nhiệm pháp lý thì khôi phục nghĩa vụ thuế để đảm bảo những đối tượng này phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Có như vậy thì pháp luật mới chặt chẽ, ngăn ngừa những trường hợp lợi dụng để trốn thuế.
Các trường hợp được Bộ Tài chính đề nghị xóa nợ: Thứ nhất, xóa nợ tiền chậm nộp đối với người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán, với số tiền 542,525 tỷ đồng. Thứ hai, xóa nợ tiền chậm nộp thuế của các khoản nợ thuế phát sinh trước ngày 1/1/2018 của người nộp thuế gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp khó khăn bất khả kháng, với số tiền tính đến thời điểm 31/12/2017 ước khoảng 1.700 tỷ đồng. Thứ ba, Bộ Tài chính đề xuất xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với những trường hợp không còn khả năng thu do người nộp thuế thực tế đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, thực tế không còn hoạt động sản xuất kinh doanh trước ngày 1/1/2017 mà không còn khả năng nộp ngân sách và đã được cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, hộ, cá nhân kinh doanh đã ngừng kinh doanh trước ngày 1/1/2017 cũng được đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, với số tiền lên đến 24.302 tỷ đồng. Như vậy, tổng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xóa ước hơn 26,5 nghìn tỷ đồng. Bộ Tài chính cũng đề nghị khoanh nợ (tạm thời chưa thu và không tính tiền chậm nộp thuế) đối với người nộp thuế nợ tiền thuế đã chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh quá 1 năm, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. |
相关推荐
- Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- TikTok sẽ lấn sang kinh doanh âm nhạc trực tuyến
- Giữa đại dịch Covid
- Khám phá ngay hệ thống tự động quản lý chất lượng không khí tại nhà
- Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- New me, Discover – Khám phá chất riêng”, Chiến dịch kinh doanh mới của Yamaha tại Việt Nam
- Nhiều sản phẩm, dịch vụ số Make in Việt Nam lọt Top Công nghiệp 4.0
- Trường đại học lập kỷ lục với triển lãm đồ họa ứng dụng công nghệ thực tế ảo