【keo nha cai bet】Trung Quốc luôn đuối lý trong vụ việc Bãi Tư Chính ở Biển Đông

 人参与 | 时间:2025-01-25 21:02:38

“Bãi Tư Chính là của Việt Nam. Trung Quốc đang cố ý biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp”.

Đó là quan điểm của các nhà nghiên cứu tại buổi tọa đàm khoa học “Vùng biển Bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế”,ốclunđuốiltrongvụviệcBiTưChnhởBiểnĐkeo nha cai bet diễn ra tại Hà Nội. Tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu khẳng định việc Trung Quốc ngang ngược nói là Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của nước này hoàn toàn vô căn cứ. Và Trung Quốc đang cố tình tạo sóng căng thẳng trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam “hòng đổi trắng thay đen”.

Đại sứ Nguyễn Trường Giang.

Theo Đại sứ Nguyễn Trường Giang, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Brunei, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao), trong 6 thập kỷ qua, Trung Quốc luôn tìm mọi biện pháp và kế sách để độc chiếm Biển Đông. Câu chuyện này không còn là mới, nhưng qua thời gian, Trung Quốc càng ngày càng thể hiện họ đang có những tính toán thâm sâu hơn và bất chấp tất cả, kể cả luật pháp quốc tế để đạt mục đích.

Đây cũng là lý do khiến Trung Quốc hết lần này tới lần khác xâm phạm chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, việc phía Trung Quốc công khai tuyên bố “cái gọi là Bãi Tư Chính thuộc về Trung Quốc” đã liên tục bị dư luận quốc tế phản đối. Bởi xét trên tất cả các phương diện, Trung Quốc đều đuối lý và họ không đưa ra được bất cứ một chứng cứ nào để chứng minh rằng những tuyên bố của họ là có cơ sở.

Luật sư Hoàng Việt.

Thạc sĩ Hoàng Việt từ Quỹ nghiên cứu Biển Đông và Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, khẳng định: “Ở đây phải khẳng định rằng Trung Quốc sai. Câu hỏi thứ nhất, Trung Quốc đã có chủ quyền ở quần đảo Trường Sa chưa? Bởi vì Việt Nam tuyên bố chủ quyền và Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý về chủ quyền quần đảo Trường Sa. Thứ hai, trong phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc năm 2016, Tòa đã khẳng định rằng không có một cấu trúc thực thể nào của Trường Sa thỏa mãn điều kiện là một đảo cả. Và vì thế nó không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa kèm theo. Thứ ba, Bãi Tư Chính không phải là một đối tượng của yêu sách chủ quyền vì nó luôn chìm dưới mặt nước biển. Trong Luật pháp quốc tế cũng như trong Công ước Luật Biển dù không quy định trực tiếp, nhưng lại gián tiếp quy định những thực thể luôn luôn chìm trong mặt nước, thì không thể gọi là có chủ quyền được”.

Ở một góc nhìn khác, chuyên gia về Biển Đông, Thiếu tướng Lê Văn Cương đã chỉ rõ 2 điểm sai của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi đưa ra “cái gọi là Trung Quốc có chủ quyền ở Bãi Tư Chính”.

Ông Lê Văn Cương nói: “Cái sai thứ nhất về chính trị. Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý để đòi chủ quyền ở Trường Sa. Điều này Tòa Trọng tài 2016 đã bác bỏ. Tham chiếu vào hệ thống pháp luật quốc tế hiện đại, Trung Quốc hoàn toàn không có căn cứ. Cái sai thứ hai về mặt địa chất địa lý. Bãi Tư Chính nằm ngoài Trường Sa, cách Trường Sa 600km. Về địa chất giữa Trường Sa và Bãi Tư Chính còn có 1 rãnh sâu nữa”.

Thiếu tướng Lê Văn Cương.

Tại buổi tọa đàm, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Sau vụ Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài quốc tế hồi năm 2016 - khi Tòa Trọng tài lúc ấy ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông, việc Trung Quốc đưa nhóm tàu HD8 liên tục xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cho thấy những tính toán mới của nước này. Đó là ý đồ biến vùng biển Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam từ vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; tạo sóng căng thẳng trong vùng biển Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam, hòng thực hiện những ý đồ xấu.

Theo các nhà nghiên cứu, trước tham vọng bá chủ của Trung Quốc, các cơ chế Luật pháp quốc tế cần được đề cao hơn nữa.

Đại sứ Nguyễn Trường Giang, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao), phân tích: “Luật pháp quốc tế là cơ sở để bảo vệ các vùng biển của Việt Nam. Các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 về các vùng biển và quy chế về các vùng biển đồng thời cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta bảo vệ chủ quyền và các quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam. Bãi Tư Chính là bãi ngầm, thực chất là một phần của đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp hay có vùng chồng lấn. Bởi vì Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế nào để đưa ra các yêu sách đối với vùng biển này”.

Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng: Trước những hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam cần tiếp tục đưa vụ việc Bãi Tư Chính lên án tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Bởi điều 51 trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định rõ: Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc có quyền tự vệ trước những âm mưu xâm hại, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình. Và Liên Hiệp Quốc sẽ có trách nhiệm thực thi các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế bảo vệ các quốc gia yếu thế.

Theo VOV.VN

顶: 1834踩: 49