当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【keo nha cai chau a】Tăng trưởng tín dụng thực tế năm 2018: Nhiều khả năng sẽ thấp hơn mục tiêu

ck

Thị trường tiền tệ đã tạm thời tìm được điểm cân bằng mới,ăngtrưởngtíndụngthựctếnămNhiềukhảnăngsẽthấphơnmụctiêkeo nha cai chau a nhưng cần cẩn trọng với bất ổn bên ngoài.

Ước tính tăng trưởng tín dụng toàn ngành trong 8 tháng mới đạt 8,18%, đây là mức thấp nhất trong 4 năm. Do vậy, nhiều khả năng tăng trưởng tín dụng thực tế trong năm 2018 sẽ thấp hơn tương đối so với mục tiêu 17%.

Thị trường tiền tệ tạm thời tìm được điểm cân bằng mới

Hoạt động thị trường tiền tệ tháng 8 thể hiện những bước đi rất thận trọng của NHNN. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất VND qua đêm được đẩy dần từ 2% lên 4% và duy trì ở ngưỡng này từ giữa tháng 8. Trong khi đó, lãi suất USD vẫn ổn định quanh ngưỡng 2%, giúp tạo mức chênh lệch 2% khá an toàn. Như vậy, NHNN đã chủ động đẩy lãi suất VND, không để xảy ra tình trạng chênh lệch lãi suất USD-VND cao gây áp lực lên tỷ giá.

Báo cáo Thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam tháng 8/2018 do SSI Research vừa phát hành cho biết, NHNN đã sử dụng rất linh hoạt các công cụ thị trường mở để điều tiết thanh khoản nhằm đạt được mức lãi suất mục tiêu. Bên cạnh tín phiếu các kỳ hạn 28 và 91 ngày vẫn phát hành trước đó, từ đầu tháng 8, NHNN mở rộng phát hành thêm kỳ hạn 7 ngày, 14 ngày và kỳ hạn rất dài 140 ngày.

Sau khi một khối lượng tương đối tiền được giữ lại trong tín phiếu dài ngày, NHNN hỗ trợ ngược lại với thanh khoản bằng OMO (thị trường mở). Kết thúc tháng 8, có 75.631 tỷ đồng tín phiếu và 7.702 tỷ đồng OMO đang lưu hành. Chênh lệch khối lượng lưu hành tín phiếu và OMO duy trì khá ổn định ở quanh mức 70.000 tỷ đồng. Thị trường tiền tệ đã tạm thời tìm được điểm cân bằng mới và lượng cung trên thị trường đủ để các thành viên có thể tự điều tiết với sự can thiệp không lớn từ phía NHNN.

Báo cáo này cũng cho biết, tỷ giá ngân hàng trong tháng 8 chỉ dao động quanh ngưỡng 23.270/23.350 đồng, tăng 0,17% so với cuối tháng 7. Tỷ giá trung tâm cũng được điều chỉnh không nhiều, chỉ tăng 9 đồng so với cuối tháng 7, lên mức 22.678 đồng/USD.

Thanh khoản ngân hàng bị siết lại đã có phản ánh rõ nét hơn lên thị trường 1. Lãi suất tăng ở tất cả các kỳ hạn, tuy nhiên kỳ hạn dài 12 tháng tăng mạnh nhất do các ngân hàng có nhu cầu chuẩn bị nguồn vốn cho đợt cao điểm cuối năm, đặc biệt khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ buộc phải giảm từ 45% về 40% từ năm 2019.

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết thêm, NHNN cũng thận trọng trong điều hành tăng trưởng tín dụng. Chỉ thị số 04/CT-NHNN về việc triển khai các nhiệm vụ và giải pháp của ngành ngân hàng cho thấy, NHNN sẽ không điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong năm 2018. Đây là biện pháp nhằm ổn định thanh khoản, kiểm soát lạm phát và quan trọng hơn là hướng dòng vốn tín dụng vào các mục tiêu hiệu quả.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, ước tính tăng trưởng tín dụng toàn ngành trong 8 tháng mới đạt 8,18%, đây là mức thấp nhất trong 4 năm (2017: 10,8%; 2016: 9,64% và 2015: 10,21%). “Nhiều khả năng tăng trưởng tín dụng thực tế trong năm 2018 sẽ thấp hơn tương đối so với mục tiêu 17%”, ông Linh nhấn mạnh.

Cẩn trọng với những bất ổn từ thị trường thế giới

Theo SSI Research, thị trường tài chính thế giới đang trải qua những diễn biến khó lường có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều quốc gia, xoay quanh chính sách thương mại của Mỹ cùng lộ trình thắt chặt tiền tệ của Mỹ và nhiều nền kinh tế phát triển.

Cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng và chưa cho dấu hiệu nhượng bộ. Thị trường tài chính là nơi “hứng” nhanh chóng khi rủi ro thương mại gia tăng. Đồng Nhân dân tệ (CNY) tiếp tục mất giá mạnh trong tháng 8, tỷ giá USD/CNY tăng lên mức 6,93, mất 9,6% trong vòng 4 tháng.

Cùng với đó, rủi ro thắt chặt tiền tệ trên thế giới là một yếu tố cần quan tâm trong thời gian tới. Khởi đầu là Mỹ với 5 lần nâng lãi suất và sẽ còn tiếp tục nâng trong năm nay, SSI Research còn cho biết, nhiều nền kinh tế bao gồm cả các nước phát triển và nhóm thị trường mới nổi đang có xu hướng thắt chặt tiền tệ.

Tại Việt Nam, lãi suất đã chạm đáy từ tháng 4 và xu hướng tăng lãi suất đã rõ nét. Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, môi trường lãi suất thay đổi sẽ tác động tới sự dịch chuyển dòng vốn toàn cầu và có sức lan tỏa mạnh. Chính vì vậy, các nền kinh tế phát triển cần chuyển sang chính sách thắt chặt trước nguy cơ tăng trưởng nóng và lạm phát tăng cao sau một thời gian dài nới lỏng tiền tệ. Các thị trường đang phát triển cũng phải đối mặt với rủi ro lạm phát tăng nhanh và sự mất giá đồng nội tệ. Các thị trường này có thể chịu rủi ro lớn khi dòng vốn bị rút ra để tìm về các tài sản an toàn một khi thị trường có biến động mạnh. “Với độ mở lớn, Việt Nam khó có thể tránh khỏi những tác động từ bên ngoài khi nền kinh tế thế giới có bất ổn”, ông Linh cho hay.

D.T

分享到: