【kết quả bóng đá tv】Thanh khoản thấp, “ông lớn” chứng khoán cũng “méo mặt”

thanh khoan thap ong lon chung khoan cung meo mat
Thị trường trồi sụt thất thường khiến doanh thu của các công ty chứng khoán bị ảnh hưởng đáng kể. Ảnh: Internet

Ông lớn cũng dự báo sai thị trường

Trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ số VN-Index khá bình ổn so với cùng kỳ, với mức tăng khoảng 6%, còn chỉ số HNX-Index gần như không thay đổi. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường sụt giảm rất mạnh, với giá trị giao dịch bình quân phiên trong giai đoạn này khoảng 4.500 tỷ đồng, con số này của cùng kỳ năm ngoái là 8.100 tỷ đồng, tương ứng mức giảm khoảng 45%.

Mức thanh khoản này cũng thấp hơn 30 - 40% so với giả định của nhiều công ty chứng khoán khi xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2019. Cụ thể, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) xây dựng kịch bản thanh khoản bình quân là 6.000 tỷ đồng/phiên; còn Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) dự báo đạt 6.500 tỷ đồng/phiên. Tương tự, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo thanh khoản của thị trường ở mức 6.200 - 6.500 tỷ đồng/phiên.

Riêng Chứng khoán Bản Việt (VCSC) xây dựng kịch bản kinh doanh dựa trên các kịch bản về chỉ số của thị trường, mỗi kịch bản tương ứng với kế hoạch lợi nhuận khác nhau. Theo đó, nếu cuối năm 2019, VN-Index trong khoảng 950 - 960 điểm, doanh thu đạt 1.653 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 850 tỷ đồng. Nếu VN-Index trên 1.080 điểm, Công ty có thể đạt lợi nhuận tốt như năm 2018 (1.011 tỷ đồng - PV).

Thực tế trên đã phản ánh rõ trên doanh thu của khối công chứng khoán vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp của diễn biến thị trường chứng khoán. Quý II, SSI ghi nhận doanh thu hoạt động hơn 738 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ 2018; HSC ghi nhận doanh thu 469,5 tỷ đồng, giảm 32%; VCSC đạt 406 tỷ đồng doanh thu, giảm 11%; MBS đạt 247 tỷ đồng, giảm 15,5%.

Mảng có doanh thu giảm mạnh nhất của các công ty chứng khoán là nghiệp vụ môi giới. Trong kỳ, doanh thu môi giới của SSI giảm đến 61,5%; VCSC giảm 64%; còn HSC và MBS lần lượt giảm 44,5% và 44%...

Giảm phí môi giới: Hệ lụy là doanh số rơi

SSI cho rằng, chính xu hướng không rõ ràng của thị trường chứng khoán khiến nhiều nhà đầu tư chọn cách đứng ngoài quan sát và đây chính là yếu tố cơ bản làm giảm doanh số môi giới của Công ty.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Đầu tư Chứng khoán, sự sụt giảm về doanh số mảng môi giới của các công ty chứng khoán còn xuất phát từ sự… cạnh tranh trong ngành về phí. Một số công ty chứng khoán trong Top dưới đã đưa ra nhiều chính sách về phí giao dịch, lãi suất margin hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng về với mình.

Trên bảng xếp hạng thị phần của khối công ty chứng khoán, có thể thấy đã có sự thay đổi về “phân chia miếng bánh. SSI, HSC, VCSC, VNDS, MBS vẫn nằm trong Top 5 công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu, nhưng trên thị trường phái sinh, VPS mới là công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần, với con số rất ấn tượng, 51,82%. Theo sau là VND với 12,57%, MBS 10,65%...

Việc VPS có được thị phần trên, nhiều ý kiến cho rằng, là nhờ áp dụng chính sách miễn phí giao dịch chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư trong một thời gian dài.

Theo chia sẻ từ HSC, nửa đầu năm nay, khối ngoại chiếm 17% giá trị giao dịch toàn thị trường, tương đương cùng kỳ 2018, trong khi các năm trước chỉ 11 - 13%. Trong đó, HSC chiếm khoảng 24% thị phần phân khúc khách hàng này. Đối với khách hàng nội địa, HSC đang chiếm thị phần 11,4% cho cả hai sàn. Kết quả này một phần đến từ Top 15 cổ phiếu có giao dịch chiếm vốn hoá lớn nhất trên thị trường, cũng đa phần có giao dịch qua HSC.

Còn trên thị trường phái sinh, giá trị danh nghĩa của HSC khá tốt, vượt cả giá trị của thị trường cổ phiếu, so với cùng kỳ cũng cao hơn rất nhiều, nhưng thị phần của HSC bị giảm dần đều, nửa đầu năm chỉ còn 12%, so với cùng kỳ là 25%. Nguyên nhân là sự cạnh tranh khốc liệt hơn, nhất là một số đối thủ đã đưa ra chính sách phí giao dịch bằng… 0!

Đại diện SSI cũng cho biết, từ khi có quyết định bỏ mức sàn phí giao dịch, cạnh tranh về phí giao dịch trở nên gay gắt hơn. Một số công ty tận dụng việc này để lôi kéo khách hàng ở công ty khác về. Việc này tác động đến khách hàng của SSI.

Tuy nhiên, SSI luôn thực hiện chiến lược cạnh tranh bằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp đa dạng hơn các sản phẩm mới và nâng cao hiệu quả của đội ngũ môi giới thay vì cạnh tranh bằng phí. Bằng chứng là mức phí giao dịch bình quân 6 tháng đầu năm nay vẫn cao hơn 10% so với mức phí bình quân 6 tháng 2018.

Doanh thu môi giới còn ảnh hưởng bởi việc công ty chứng khoán có cấp cho vay trên các mã hay không. Chưa kể, khối khách hàng tổ chức tập trung chính ở SSI, HSC và VCSC cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các giao dịch “one off”.

Các giao dịch này theo HSC ước tính trong nửa đầu năm là khoảng 16.000 tỷ đồng. Nếu các giao dịch này lại không đi qua Top 3 công ty chứng khoán trên thì thị phần môi giới của những "ông lớn" này cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Cho vay ký quỹ cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt

Không riêng mảng môi giới, mảng cho vay margin - vốn đóng góp tỷ trọng lớn về hiệu quả kinh doanh ở hầu hết các công ty chứng khoán cũng chứng kiến sự sụt giảm về doanh thu. Tỷ lệ giảm ở SSI là 11,4%; ở HSC là 3,7%; ở MBS là 9,4%; ở VCSC lên tới 19%.

Đối với SSI, dù thanh khoản thị trường giảm mạnh nhưng dư nợ bình quân chỉ giảm 10% so với cùng kỳ, do mở rộng thêm nhiều nhóm khách hàng bên cạnh những nhóm khách hàng truyền thống khi thị trường thuận lợi.

Kết thúc nửa đầu năm nay, SSI ước đạt tổng doanh thu hợp nhất 1.514 tỷ đồng, đạt 40% kế hoạch cả năm; lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt 510 tỷ đồng, thực hiện 30% kế hoạch cả năm.

Tại HSC, dư nợ cho vay trung bình giảm 11% so với cùng kỳ ngoài lý do độ lớn của thị trường giảm, nhu cầu vay giảm theo thì còn có lý do chủ quan. Đó là HSC chủ động thu hẹp danh mục cổ phiếu cho vay. Năm 2018, rổ cổ phiếu đủ điều kiện cho vay của công ty này là hơn 250 mã, thì sang nửa đầu năm nay được gạn lọc còn hơn 100 mã. Theo đó, doanh thu cho vay ký quỹ của Công ty giảm 20% so với cùng kỳ, đạt 234 tỷ đồng.

Lý giải việc biến động doanh thu và dư nợ có phần chênh nhau, HSC cho biết, chủ yếu do lãi suất. Trong 6 tháng đầu năm, các công ty chứng khoán nước ngoài có vốn chủ sở hữu lớn, chi phí sử dụng vốn rẻ hơn các công ty chứng khoán trong nước (đi vay ngân hàng với lãi suất khoảng 8 - 9%/năm) đã cung cấp ra thị trường nguồn vốn cho vay magrin với lãi suất hấp dẫn hơn hẳn. Trong bối cảnh cạnh tranh đó, HSC cho biết, Công ty đã có chính sách linh hoạt, đặc biệt với các khách hàng tốt thì phải có giá ưu đãi hơn.

Theo kế hoạch trình Đại hội đồng cổ đông, năm 2019, HSC đặt mục tiêu dư nợ khoảng 4.000 tỷ đồng, nhưng quý I thanh khoản thấp nên dư nợ cho vay của Công ty chỉ đạt hơn 3.000 tỷ đồng, trong quý II đã tăng lên 4.500 tỷ đồng. Nếu không có gì thay đổi, HSC kỳ vọng nửa cuối năm, doanh thu mảng này vẫn sẽ tốt.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, HSC ghi nhận doanh thu thuần 599 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 193 tỷ đồng, giảm 59% và hoàn thành hơn 28% kế hoạch cả năm.

Ghi nhận tại một số công ty chứng khoán, dù nửa đầu năm kết quả kinh doanh không như kỳ vọng, nhưng chưa có công ty nào có kế hoạch điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh. Điều này cũng cho thấy, các công ty chứng khoán phần nào vẫn đang có cái nhìn sáng hơn về triển vọng của thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm.

Thể thao
上一篇:Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
下一篇:Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone