【kết quả malaysia hôm nay】Siết chặt khâu chế biến, kinh doanh rượu

Triển khai tháng cao điểm hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017,ếtchặtkhuchếbiếnkinhdoanhrượkết quả malaysia hôm nay các đoàn liên ngành của tỉnh sẽ tập trung vào công tác thanh, kiểm tra những mặt hàng thiết yếu, nhất là siết chặt quản lý chế biến, kinh doanh mặt hàng rượu trên địa bàn tỉnh.

Đoàn liên ngành do Sở NN&PTNT tỉnh chủ trì đang tiến hành kiểm tra các cơ sở chế biến rượu thủ công trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch, 2 đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh do Sở Y tế, cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh chủ trì sẽ tăng cường công tác thanh, kiểm tra đột xuất trên phạm vi toàn tỉnh. Trong đó, tập trung vào mặt hàng rượu, điều kiện sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm rượu. Bởi theo các ngành chuyên môn, tình trạng ngộ độc rượu xảy ra ở khu vực phía Bắc ngày càng phổ biến, thậm chí có trường hợp dẫn đến tử vong. Còn tại Hậu Giang, theo thống kê toàn tỉnh hiện có trên 2.200 điểm sản xuất, kinh doanh mặt hàng này, chủ yếu là hình thức nhỏ lẻ, hộ gia đình.

Ông Võ Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang, nhận định: “Thời gian qua, tình trạng nấu rượu nhỏ lẻ tại địa bàn nông thôn còn rất nhiều. Người dân bán trong xóm hoặc tự tiêu thụ nhỏ lẻ ở các quán nhậu. Trên lĩnh vực công thương, chúng tôi chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường đi sâu công tác thanh, kiểm tra đột xuất, tập trung quản lý chặt chẽ hơn đối với mặt hàng này”. Còn theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, tới đây đơn vị sẽ siết chặt các hoạt động chế biến mặt hàng rượu, bởi trên thị trường lưu tồn nhiều chất men dùng để nấu rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi sử dụng, chúng làm cho nồng độ methanol tăng cao.

Đáng quan ngại là tình trạng một số tiểu thương vì lợi nhuận mà pha chế rượu bằng cồn công nghiệp. Nếu sử dụng phải loại rượu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, võng mạc và một số cơ quan khác như gan, thận… Mặc dù những năm gần đây chưa xảy ra số vụ ngộ độc rượu trên 30 người, nhưng các trường hợp ngộ độc rượu lẻ tẻ, mức độ nhẹ vẫn còn.

Ông Lê Văn Khởi, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, cho biết: “Đối với các cơ sở chế biến rượu, bên cạnh thẩm định điều kiện sản xuất, kinh doanh, ngành chuyên môn sẽ cho test (kiểm tra) nhanh nồng độ methanol trong các sản phẩm rượu. Nếu phát hiện trường hợp dương tính với chất này, chúng tôi sẽ tiến hành định lượng nồng độ methanol và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, lồng ghép tuyên truyền nhắc nhở, hướng dẫn người dân liên hệ cấp có thẩm quyền để được hướng dẫn làm các thủ tục đăng ký theo quy định pháp luật”.

Bên cạnh đó, Đoàn kiểm tra do Sở NN&PTNT tỉnh chủ trì sẽ tập trung vào công tác thanh, kiểm tra các mặt hàng thiết yếu như rau, củ, quả, thịt, cá… Đặc biệt là những bếp ăn tập thể, các nhà hàng, quán ăn có tỷ lệ phục vụ cao. Ngoài ra, tập trung nhắc nhở các đơn vị này chấp hành đúng quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh, nhấn mạnh: “Lần này, chúng tôi sẽ tập trung vào công tác thanh, kiểm tra đột xuất các “điểm nóng”, tức là các cơ sở vi phạm đã được nhắc nhở trước đó. Đối với những cơ sở mới, chưa hiểu biết rõ về quy định thì chúng tôi sẽ nhắc nhở, cho cơ hội khắc phục. Riêng những cơ sở cố tình sai phạm nhiều lần thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Đồng thời công bố thông tin trên báo, đài, các phương tiện truyền thông để người dân biết và tẩy chay các hành vi cố tình làm ăn gian dối”.

Có thể thấy, các cấp, các ngành của tỉnh đang siết chặt công tác thanh, kiểm tra, kiên quyết hơn trong vấn đề xử lý vi phạm trên lĩnh vực an toàn thực phẩm, góp phần giúp người dân Hậu Giang tiêu dùng được thực phẩm an toàn.

Bài, ảnh: KỲ ANH

World Cup
上一篇:Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
下一篇:Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ