当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【giải j2 nhật bản】Quyết toán ngân sách 2016: Bội chi giảm hơn 5.500 tỷ đồng so với dự toán

TVQH

Báo cáo quyết toán NSNN năm 2016 được trình UBTVQH chiều 14/5.

Cơ quan thuế truy thu hơn 12.500 tỷ đồng

TheếttoánngânsáchBộichigiảmhơntỷđồngsovớidựtoágiải j2 nhật bảno báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2016 vừa được Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự toán thu NSNN năm 2016 là 1.014.500 tỷ đồng, quyết toán 1.107.381 tỷ đồng, tăng 9,2% (92.881 tỷ đồng) so với dự toán chủ yếu do tăng thu từ tiền sử dụng đất và thu từ cổ tức, lợi nhuận còn lại từ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trong đó, số tăng chủ yếu của ngân sách địa phương (NSĐP), đạt 89.515 tỷ đồng.

Thực hiện nhiệm vụ thu, cơ quan thuế đã nâng cao năng lực, đổi mới phương pháp kiểm tra, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đã tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kê khai và nộp thuế điện tử, cải cách thủ tục hành chính, góp phần hạn chế tình trạng trốn lậu thuế.

Đồng thời, cơ quan thuế chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tích cực triển khai nhiều giải pháp kiểm tra, chống chuyển giá, tăng cường quản lý thu, quản lý sử dụng hóa đơn, kiểm soát kê khai, quyết toán thuế, và các dạng sai phạm thường xảy ra, kiểm tra hoàn thuế GTGT, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và đôn đốc xử lý nợ thuế, nhất là những DN lớn, xử phạt các DN chây ỳ chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Trong năm 2016, cơ quan thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra trên 91.419 DN, truy thu nộp NSNN hơn 12.500 tỷ đồng.

Về chi, dự toán chi NSNN là 1.273.433 tỷ đồng, quyết toán 1.295.061 tỷ đồng, tăng 1,7% (21.628 tỷ đồng) so với dự toán; chủ yếu tăng chi đầu tư phát triển (41.501 tỷ đồng) từ nguồn tăng thu tiền sử dụng đất và nguồn năm trước chuyển sang theo quy định của Luật NSNN. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã thực hiện điều hành chi ngân sách bám sát mục tiêu, dự toán được giao, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Trong năm, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã điều hành ngân sách bám sát mục tiêu, dự toán được giao. Chính phủ đã bảo đảm kinh phí phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai; tăng kinh phí bảo đảm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và thực hiện chế độ, chính sách an sinh xã hội theo quy định.

Các nhiệm vụ chi thường xuyên quan trọng như chi sự nghiệp khoa học công nghệ, chi giáo dục đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chính sách an sinh xã hội, tiếp tục được chú trọng bố trí ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng; đồng thời tích cực đổi mới, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình, tính chi phí đầy đủ theo tinh thần nghị quyết của Quốc hội.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã triển khai tích cực điều hành dự toán NSNN, tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm của ngành, địa phương theo nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt về lộ trình cải cách cơ chế quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tuy nhiên, một số chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ học sinh thực hiện chính sách của Nhà nước, chính sách an sinh xã hội và thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, chương trình mục tiêu quốc gia… cần có thời gian tổ chức triển khai nên chưa chi kịp trong năm, được chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục thực hiện theo chế độ quy định.

Vẫn còn tình trạng chi tiêu sai chế độ

Tuy nhiên, Chính phủ cũng đánh giá tình trạng chi tiêu sai chế độ vẫn còn ở một số đơn vị. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị thu hồi khoản chi sai chế độ hàng trăm tỷ đồng. Kho bạc Nhà nước phát hiện nhiều khoản chi không đúng định mức quy định, từ chối thanh toán 135 tỷ đồng. Việc triển khai nhiệm vụ chi ngân sách ở một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương còn chậm so với quy định, đặc biệt là mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về đấu thầu, nên chuyển nguồn sang năm sau thực hiện tiếp theo chế độ quy định.

Với kết quả thực hiện thu chi như trên, quyết toán số bội chi năm 2016 là 248.728 tỷ đồng, giảm 5.505 tỷ đồng so với dự toán Quốc hội quyết định. So với GDP thực tế, dư nợ chính phủ năm 2016 bằng 52,8%, nợ công bằng 63,8%, trong giới hạn theo quy định của Chính phủ và của Quốc hội.

Báo cáo của Chính phủ cũng có đánh giá cụ thể về tình hình nợ đọng thuế. Theo đó, đối với số nợ thuế nhập khẩu, tính đến ngày 31/12/2016, số nợ đọng thuế là 7.414 tỷ đồng, tăng 884 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015 chủ yếu do khoản nợ thuế của hàng tạm nhập đã quá hạn nhưng chưa tái xuất khẩu.

Về nợ thuế nội địa, tính đến ngày 31/12/2016, số nợ đọng thuế là 81.978,4 tỷ đồng tăng 3,4% (2.702,2 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2015. Số nợ tuy có tăng nhưng tốc độ tăng nợ thuế có xu hướng giảm dần (năm 2015 tăng so với năm 2014 là 4,2%, 3.203,1 tỷ đồng).

Để tháo gỡ khó khăn, tăng sức cạnh tranh cho DN, Chính phủ đã tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, giải quyết nợ xấu, tích cực quản lý thu NSNN, chống chuyển giá, chống gian lận, nợ đọng thuế, bảo đảm cân đối ngân sách các cấp.

Bên cạnh đó, trong công tác quản lý nợ thuế, Bộ Tài chính đã chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp xử lý thu hồi nợ thuế, triển khai quyết liệt các giải pháp đôn đốc nợ thuế, tổ chức thu nợ và cưỡng chế nợ thuế để thu hồi các khoản nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Theo kết quả kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2016, Kiểm toán Nhà nước cơ bản nhất trí với báo cáo quyết toán của Chính phủ, những kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đã được các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp thu, xử lý theo quy định.

H.Y

分享到: