当前位置:首页 > World Cup

【ngoai hang tay ban nha】Cần có chiến lược dài hạn cho nhập khẩu than

TKV: Vượt khó,ầncóchiếnlượcdàihạnchonhậpkhẩngoai hang tay ban nha đảm bảo cung ứng đủ than cho nền kinh tế Giá than nhập khẩu tăng chóng mặt, tới 170% Đẩy nhanh xúc tiến nhập khẩu than từ Australia

Ông đánh giá như thế nào về việc cung ứng than cho sản xuất điện hiện nay?

Như báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tình hình cung cấp than cho sản xuất điện của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc chưa đủ theo hợp đồng mua bán than đã ký, do lượng than cung cấp thiếu và tồn kho ở mức thấp, đến nay đã có hơn 3.000 MW công suất các nhà máy nhiệt điện sử dụng than trong hệ thống đã phải dừng và giảm công suất phát. Như vậy, ngay trong mùa khô năm 2022 (từ tháng 4), nếu không có giải pháp quyết liệt để khắc phục, có thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu điện do thiếu than.

Cần có chiến lược dài hạn cho nhập khẩu than
Ông Nguyễn Văn Vy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

Có thể kể ra một số nguyên nhân dẫn đến tình hình cung ứng than gặp khó khăn: Dịch bệnh dần được kiểm soát, nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, từ cuối năm 2021 nhu cầu tiêu thụ than của nền kinh tế thế giới tăng dần; đặc biệt căng thẳng Nga-Ukraine bùng phát dẫn đến nguồn cung than không đủ đáp ứng nhu cầu, giá than liên tục tăng đạt các mốc kỷ lục, có thời điểm lên đến 300-400 USD/tấn và đến thời điểm hiện nay vẫn neo ở mức cao, khoảng 200 USD/tấn, gấp đôi so với trước đây; nguồn cung than khan hiếm nên việc nhập khẩu than gặp nhiều khó khăn. Thực tế này khiến nhu cầu tiêu thụ than trong nước tăng rất cao gây nên tình trạng khan hiếm than, mặc dù sản lượng than sản xuất trong nước không giảm so với các năm gần đây.

Theo báo cáo của các đơn vị liên quan, trong quý I/2022, khối lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện khoảng 8,5 triệu tấn, trong khi các nhà máy nhiệt điện đăng ký nhu cầu là 9,737 triệu tấn, thiếu hụt hơn 1,2 triệu tấn. Đặc biệt, sản lượng than nhập khẩu để pha trộn cấp cho các nhà máy nhiệt điện trong quý I/2022 khoảng 1,1 triệu tấn, bằng 7,8% kế hoạch năm, giảm khoảng 2,4 triệu tấn so với kế hoạch. Như vậy, cần phải tăng cường nhập khẩu than ngay trong tháng 4, tháng 5/2022 để bù đắp cho lượng than thiếu hụt, thời gian thực hiện rất gấp nên nhiều khả năng phải mua than trên thị trường giao ngay. Trong điều kiện nguồn cung than khan hiếm, giá than cao sẽ gây áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp trong quá trình đàm phán nhập khẩu than.

Tuy nhiên, để sản xuất điện, buộc chúng ta vẫn phải tìm mọi cách nhập khẩu than nhanh để cung cấp cho các nguồn điện nhằm đáp ứng đủ cho nhu cầu điện, nhất là thời gian tới đây, khi vào mùa nắng nóng cao điểm của mùa khô năm 2022, dự báo nhu cầu điện sẽ tăng cao. Trường hợp không khắc phục được, công suất nhiệt điện không huy động được do thiếu than vẫn là 3.000 MW, sản lượng điện thiếu hụt khoảng 60 - 70 triệu kWh/ngày, bằng khoảng 10% tổng nhu cầu điện cả nước. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Nhằm chủ động hơn về nguồn cung than cho sản xuất điện, đặc biệt trong các tháng mùa khô 2022, theo ông cần triển khai những giải pháp nào?

Để giải quyết nhu cầu cấp bách cung cấp đủ than cho sản xuất điện trong các tháng mùa khô năm 2022, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ Công Thương đang có hướng tăng cường nhập khẩu để bù đắp nguồn than bị thiếu hụt. Như vừa qua, Bộ Công Thương đã đặt vấn đề nhập khẩu than với Australia, và hướng tới nhập khẩu than từ Nam Phi.

Tuy nhiên, trước hết, chúng ta cần tăng cường khai thác than trong nước theo các hợp đồng đã ký kết giữa các doanh nghiệp, đúng chủng loại thiết kế cho các nhà máy điện của EVN. Trong trường hợp thiếu cần nhập khẩu nguồn than như thế nào phù hợp với công nghệ của các nhà máy nhiệt điện. Có thể thực hiện trộn than trong nước với than nhập khẩu để cung cấp than phù hợp với loại than thiết kế cho từng nhà máy điện.

Cần có chiến lược dài hạn cho nhập khẩu than
Ngay trong mùa khô năm 2022 (từ tháng 4), nếu không có giải pháp quyết liệt để khắc phục, có thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu điện do thiếu than.

Ngoài số lượng và chất lượng, một vấn đề quan trọng nữa cần cân nhắc là giá than nhập khẩu. Do phải tăng cường nhập khẩu cấp bách, các đơn vị nhập khẩu chỉ có thể mua than trên thị trường giao ngay với giá than hiện nay đang rất cao. Trong điều kiện giá các loại nhiên liệu tăng cao (giá than nhập khẩu, giá khí đốt PM3 điều chỉnh theo giá dầu,…) dẫn đến giá thành sản xuất điện sẽ tăng cao. Theo quy định hiện hành, các chi phí sản xuất sẽ được chuyển qua giá bán điện, như vậy có thể gặp áp lực về giá bán điện trong thời gian tới.

Theo ông, cần có những cơ chế chính sách gì để bảo đảm nhập khẩu, tăng dự trữ than cho sản xuất điện?

Từ năm 2015, Việt Nam đã chuyển từ xuất khẩu ròng sang nhập khẩu ròng về năng lượng, nhất là nhập khẩu than cho sản xuất điện. Tổng nhu cầu than của Việt Nam năm 2022 ước tính khoảng 90 triệu tấn, trong đó khai thác trong nước gần 50 triệu tấn, nhập khẩu hơn 40 triệu tấn; dự báo năm 2025, tổng nhu cầu than cả nước khoảng 100-110 triệu tấn, khai thác trong nước khoảng 45-50 triệu tấn, cần nhập khẩu khoảng 55-60 triệu tấn. Từ các con số trên có thể thấy, việc bảo đảm cấp đủ nhu cầu than cho phát triển kinh tế xã hội hết sức quan trọng và cũng gặp nhiều khó khăn thách thức.

Việt Nam mới tham gia thị trường nhập khẩu than nhiệt (steam coal), trong khi thị trường này đã được các tập đoàn tài chính - thương mại lớn trên thế giới sắp đặt, chi phối từ lâu. Cho nên Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn than với khối lượng lớn, hạn chế về năng lực và kinh nghiệm đầu tư khai thác than ở nước ngoài...

Để đảm bảo đủ nguồn than cho phát điện và các ngành sản xuất khác, các cơ quan quản lý cần đa dạng hoá nguồn cung cấp than dài hạn từ nhiều quốc gia khác nhau, tránh phụ thuộc vào một thị trường. Có thể tính đến phương án khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mua mỏ ở nước ngoài.

Đối với việc mua theo hợp đồng thương mại để đảm bảo cạnh tranh và tránh rủi ro cần đa dạng các hình thức hợp đồng nhập khẩu than như: Hợp đồng dài hạn, hợp đồng theo năm hay hợp đồng theo từng chuyến với tỷ lệ từng loại than phù hợp.

Bên cạnh đó, cần rà soát, sửa đổi các chính sách nhập khẩu than sao cho phù hợp với tình hình thực tế theo hướng công khai minh bạch, vừa thuận tiện cho công tác quản lý, giám sát; vừa dễ dàng cho doanh nghiệp dễ triển khai, thực hiện một cách chủ động.

Về mô hình tổ chức nhập khẩu cũng cần có quy định theo hướng chuyên nghiệp, quy mô, tập trung để tăng tính cạnh tranh, không gây gây xáo trộn thị trường.

Về hệ thống hậu cần phục vụ nhập khẩu than như cảng trung chuyển, chuyển tải, kho bãi, vận chuyển nội địa – quốc tế,... hiện còn nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy cần các giải pháp đồng bộ giải quyết những vướng mắc. Đơn cử như các cảng tại khu vực miền Nam chưa có cảng nào có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng đến cỡ Panamax (72.000 tấn), Bộ Công Thương cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ đẩy nhanh xây dựng cảng trung chuyển than khu vực này.

Liên quan đến lưu trữ than, trong bối cảnh nhu cầu than tăng cao, nhập khẩu than khối lượng lớn, thị trường than thế giới có nhiều biến động mạnh, khó đoán định và nhiều rủi ro về đảm bảo nguồn cung, các Bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu, đề xuất đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ than quốc gia.

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Bộ Công Thương, để bù đắp vào sản lượng nhiệt điện than thiếu hụt, hiện có thể huy động bổ sung khoảng 3.700 MW. Trong đó, nguồn năng lượng tái tạo khoảng 1.000 MW, nguồn thủy điện khoảng 300 MW, điện khí 1.200 MW, điện than khoảng 1.200 MW. Theo đó, năm 2022 sẽ không để thiếu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt theo kế hoạch huy động và vận hành hệ thống điện quốc gia đã được phê duyệt.

分享到: