当前位置:首页 > Thể thao > 【vo dich quoc gia nhat ban】Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Phát triển nông nghiệp 4.0, tránh hình thức, qua loa

【vo dich quoc gia nhat ban】Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Phát triển nông nghiệp 4.0, tránh hình thức, qua loa

2025-01-10 00:57:53 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: NNK

Ngày 14/10/2017,óThủtướngVươngĐìnhHuệPháttriểnnôngnghiệptránhhìnhthứvo dich quoc gia nhat ban tại Hà Nội, Trung ương Hội nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn nông dân Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề “Nông dân sẵn sàng cho nông nghiệp 4.0”. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cùng 87 nông dân Việt Nam tiêu biểu tham dự hội nghị.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận về cơ hội, thời cơ cũng như thách thức, khó khăn mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến cho phát triển nông nghiệp nước nhà; giải pháp cụ thể và trách nhiệm của các cơ quan; nghe chia sẻ kinh nghiệm của một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC).

Khó nhất là tiếp cận nguồn vốn

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, để phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp và thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng CNC. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng 12 đã chỉ rõ “Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng CNC, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu tạo tiền đề cho cách mạng 4.0.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nêu rõ: "Bản chất của cuộc cách mạng 4.0 chính là áp dụng thành tựu công nghệ thay đổi phương thức sản xuất, làm việc trên những cánh đồng bằng phương pháp điều khiển từ xa để tối ưu hóa quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, cải thiện đời sống và làm giàu cho người nông dân. Nông nghiệp 4.0 bao hàm cả trồng trọt và chăn nuôi, về nghiên cứu chuyển giao và sản xuất, nông nghiệp hiện đại quan tâm đến các giải pháp bền vững và an toàn".

Thảo luận tại diễn đàn, một số đại biểu cho rằng, hiện nay, nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế như chưa quy hoạch được đất đai, sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Khoa học công nghệ là giải pháp bắt buộc nông dân phải ứng dụng, trong đó, rất cần kết nối với doanh nghiệp, gắn với thị trường để làm nông nghiệp 4.0.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Phát triển nông nghiệp 4.0, tránh hình thức, qua loa
Các nước không nói nhiều đến nông nghiệp 4.0 nhưng họ làm thì dữ lắm. Chúng ta bớt nói đi, cần làm nhiều hơn. Sản phẩm cuối cùng của chúng ta là để phục vụ con người, đó là tiêu chí cao nhất. Cần có nền nông nghiệp thông minh, tiếp cận thông minh và khôn ngoan...” Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ

Theo nhận định của TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT), có không ít thách thức trong ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ từ cách mạng công nghiệp 4.0 vào nông nghiệp từ phía nông dân.

Ông Tuấn cho rằng, không phải người nông dân nào cũng có điều kiện đầu tư CNC vào sản xuất, bởi giá các sản phẩm công nghệ nhập nội rất cao. Để xây dựng được một trang trại chăn nuôi quy mô vừa theo mô hình nông nghiệp CNC cần khoảng 140 tỷ đồng - 150 tỷ đồng, gấp 4-5 lần so với trang trại chăn nuôi truyền thống.

Trong khi đó, đầu tư 1ha nhà kính hoàn chỉnh với hệ thống tưới, bón phân tự động theo công nghệ của Israel cần ít nhất từ 10-15 tỷ đồng. Mặt khác người nông dân thường thuộc tầng lớp người có thu nhập thấp trong xã hội, hạn chế về nguồn vốn.

Để có nguồn vốn đầu tư, họ phải đi vay mượn từ người thân, bạn bè hoặc tìm cách tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên, nguồn tiền đi vay luôn đè nặng tâm lý của người nông dân, khiến họ nhụt chí trong việc đầu tư vào nông nghiệp CNC - điều còn tương đối mới tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, khó khăn trong tiếp cận tín dụng cũng là vướng mắc lớn khiến nông dân khó tiếp cận đến cách mạng công nghiệp 4.0. Nông nghiệp CNC đòi hỏi vốn lớn, trong khi đó người nông dân thường thiếu thông tin về thị trường trong nước và xuất khẩu, tức là hồ sơ vay vốn mới chỉ tập trung vào sản xuất mà chưa chứng minh được sản phẩm làm ra bán ở đâu, bán cho ai.

"Qua thực tế tiếp cận vốn, người nông dân phàn nàn các thủ tục quá rườm rà, vướng mắc liên quan đến tài sản thế chấp. Kinh phí đầu tư cho nông nghiệp CNC rất lớn trong khi vay vốn ngân hàng chỉ định giá bằng 20%-30% giá trị thực tài sản, nên khó vay vốn. Các hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà kính, hệ thống tưới tiêu,..) chưa được coi là tài sản đủ tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, không thể làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp cho vay tại ngân hàng… Vì vậy, khiến người nông dân cảm thấy tiếp cận nguồn vốn gần như là không thể", ông Tuấn dẫn chứng.

Hội thảo
Diễn đàn Nông dân Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề “Nông dân sẵn sàng cho nông nghiệp 4.0” .

Tạo hành lang pháp lý minh bạch và dễ tiếp cận

Để khắc phục những hạn chế trên, GS.TS. Nguyễn Văn Bộ, nguyên Viện trưởng Viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Nhà nước và người sản xuất cần quan tâm đến hành lang pháp lý phục vụ cho người sản xuất. Hành lang pháp lý này phải minh bạch và dễ dàng tiếp cận. Ngoài ra, cần có cơ sở dữ liệu phù hợp với ngành hàng và thị trường, người sản xuất và doanh nghiệp phải dũng cảm và tâm huyết.

Đồng thời, không nên tiếp cận kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp CNC 4.0 của các nước theo kiểu phong trào, không nhất thiết phải áp dụng tất cả các công nghệ của cách mạng nông nghiệp 4.0. "Với đặc trưng của mỗi vùng miền, Việt Nam cần hài hòa và phù hợp với đặc thù riêng”, GS.TS. Nguyễn Văn Bộ nêu rõ.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn đề xuất, cần đẩy mạnh tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp. Xây dựng cơ chế chính sách kết hợp chặt chẽ giữa các chương trình cho vay và bảo hiểm theo chuỗi giá trị nông nghiệp; tiếp tục thực hiện ưu đãi ở mức cao về tài chính cho các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đối với các dự án áp dụng CNC, công nghệ chế biến sau thu hoạch, dự án đầu vào các vùng đặc biệt khó khăn...

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặc biệt nhấn mạnh: "Phát triển nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam cần tránh hình thức, qua loa, không nói quá nhiều mà cần tập trung vào hành động".

Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị: "Thời gian tới, để phát triển nền nông nghiệp 4.0, cần huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp. Đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa “4 nhà”- nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Coi trọng công tác truyền thông để tạo đồng thuận và thay đổi nhận thức xã hội về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thân thiện với sức khoẻ con người".

Cụ thể, “4 nhà” cần xác định các công nghệ, lĩnh vực trong khu vực nông nghiệp cần ưu tiên phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đón đầu các xu hướng công nghệ mới trên thế giới. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, các cơ chế, chính sách về thuế, chi ngân sách nhà nước, đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, thị trường... Trong đó chú trọng các cơ chế huy động nguồn lực theo thị trường, bảo đảm hiệu quả, bền vững như cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp, phát triển bảo hiểm nông nghiệp.

Ngoài ra, các ngành, doanh nghiệp chú trọng đào tạo nguồn nhân lực vận hành, phát triển nông nghiệp 4.0. Nhất là nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị công nghệ và quản lý, quản trị doanh nghiệp,…; chủ động, tăng cường hội nhập quốc tế, nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức để phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia khác,...

Phúc Nguyên

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读