Nhiều băn khoăn
TheổsungảnhchothuêbaodiđộngBănkhoănviệcbảomậtthôngtinchủthẻsoi kèo porto vso Nghị định số 49/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông, sau ngày 24/4/2018 số thuê bao di động chưa cập nhật đủ thông tin có khả năng sẽ bị khóa một chiều. Do đó, các nhà mạng đã tiến hành nhắn tin đến các thuê bao chưa có thông tin chính xác, đặc biệt là chưa có ảnh chụp chân dung, cần đến các điểm giao dịch của nhà mạng để bổ sung, đảm bảo đúng theo quy định của Chính phủ.
Trước thông tin này, nhiều chủ thuê bao tỏ ra bức xúc cho rằng tại sao cần phải bổ sung ảnh chụp chân dung trong khi ảnh đó đã có sẵn trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của mỗi người dùng. Do vậy, quy định này khiến người dùng phải mất thời gian, công sức đến điểm giao dịch để chụp ảnh. “Giả sử thời điểm ít khách hàng còn không sao, chứ đến điểm giao dịch lúc đông, lại phải xếp hàng, chờ đến lượt thực sự là mệt mỏi”, chị Dương Thị Nga, ngụ tại đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội nói.
Bên cạnh đó, ý kiến của anh Trần Trung Hoàn (Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho rằng, việc nhà mạng thu thập thông tin để bảo vệ người dùng là tốt nhưng tôi thấy họ mới chỉ làm được một nửa. Đó là họ đang cố gắng đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin theo quy định pháp luật, còn việc bảo vệ người dùng thì tôi vẫn chưa thấy đâu. Các vấn nạn lừa đảo, spam quảng cáo, quấy rối qua điện thoại di động vẫn xảy ra liên tục. Bên cạnh đó, khi cung cấp thông tin quá chi tiết như vậy, việc bảo mật thông tin của khách hàng sẽ được thực hiện ra sao để tránh những đối tượng lợi dụng dùng vào mục đích xấu.
Chưa kể, theo anh Hoàn, thời gian đi lại, chụp ảnh, đăng ký cho trung bình 1 người giả sử mất 10 phút. Cả nước giả sử có 100 triệu thuê bao. Như vậy, tính ra cả xã hội sẽ bỏ ra 1 khoảng thời gian rất lớn để làm động tác này thực sự là lãng phí không cần thiết.
Trước bức xúc của một số chủ thuê bao, theo đại diện của Vinaphone, đợt này nhà mạng chỉ tiến hành nhắn tin bổ sung ảnh cho khoảng 19 triệu thuê bao, thuê bao nào nhận được tin nhắn mới tiến hành bổ sung ảnh, còn các thuê bao khác có thể bổ sung vào thời điểm sau đó, việc này tránh tình trạng nhiều người ồ ạt đến các đại lý của Vinaphone cùng một thời điểm.
Còn đại diện nhà mạng MobiFone cho biết, hạn cuối để người dùng hoàn thiện thông tin là ngày 24/4. Sau ngày này, nếu chủ thuê bao không gửi đủ thông tin, nhà mạng sẽ thực hiện theo những quy định của pháp luật và chờ hướng dẫn từ Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đại diện nhà mạng Viettel cũng cho biết, DN đã bố trí và đào tạo nhân sự tại cửa hàng để đáp ứng lưu lượng khách hàng đến giao dịch tăng cao. Viettel các tỉnh, thành phố cũng tổ chức các gian hàng lưu động về tận huyện, xã, các khu đông dân cư hoặc chợ phiên để phục vụ khách hàng bổ sung thông tin và ảnh chụp theo quy định.
Thực hiện nghiêm bảo mật thông tin
Về phía Bộ Thông tin và Truyền thông, trước một số ý kiến lo ngại về việc lưu trữ và bảo mật thông tin khách hàng, đại diện Bộ này cho biết đây không phải vấn đề đáng ngại bởi DN viễn thông thường có quy trình kiểm soát khá chặt chẽ.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh, Nghị định 49 cũng quy định đến việc bảo đảm an toàn và bí mật thông tin thuê bao trong đó có ảnh chụp.
"Theo đó, DN viễn thông nếu tiết lộ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng, nếu mua bán hoặc trao đổi thông tin cá nhân sẽ bị phạt tiền 50-70 triệu đồng; và tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự", vị này nói.
Luật sư Bùi Quang Tú, Văn phòng Luật sư Minh Long, Hà Nội cho rằng, việc bảo mật thông tin khách hàng đã được quy định rất rõ ràng và đó là trách nhiệm của nhà mạng.
Luật sư Tú khẳng định, nếu nhà mạng thu thập, sử dụng thông tin của khách hàng thì phải thực hiện việc thông báo mục đích sử dụng thông tin đó, việc sử dụng thông tin phải đúng với mục đích đã thông báo. Đặc biệt, khi chuyển giao thông tin của khách hàng cho bên thứ ba, chỉ được thực hiện nếu có sự đồng ý của chủ thẻ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
“Trường hợp nhà mạng thu thập, sử dụng hoặc chuyển giao thông tin của khách hàng cho bên thứ ba trái với những quy định trên thì có thể bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự, tùy theo mức độ vi phạm. Chủ thuê bao có thể khởi kiện hình sự nhà mạng nếu thông tin bị lộ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, cuộc sống của chủ thẻ", luật sư Tú khẳng định.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, điểm c, khoản 1 Điều 17 Luật an toàn thông tin mạng quy định Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm “Không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân mà mình đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba, trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Cũng theo luật sư Thơm, nếu kết quả điều tra xác định cá nhân, tổ chức nào cung cấp trái phép các thông tin các nhân của khách hàng cho bên thứ 3 mà không được sự cho phép thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 174/2013/ NĐ-CP ngày 13/11/2013 hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 226 Bộ luật hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.