【tylekeo 88】Công ty nào cũng luôn có người "ăn không ngồi rồi" vẫn hưởng lương cao!

World Cup 2025-01-11 17:56:52 41475

Công ty nào cũng luôn có người "ăn không ngồi rồi" vẫn hưởng lương cao!

(Dân trí) - Nhiều nhân sự luôn tỏ ra bận rộn nhưng sự "luôn tay luôn chân" lại dùng gõ bàn phím tán gẫu, tìm tin "nóng", chuyện lạ bốn phương trên mạng xã hội, gặp gỡ bạn bè, nhận hàng mua sắm… trong giờ làm việc

Hiện nay, các nhân sự giỏi luôn sở hữu cá tính rất mạnh mẽ, vì vậy môi trườngcông sở dễ dàng xảy ra các tình huống xung đột.

Đa phần các cuộc cự cãi đều xuất phát từ quyền lợi cá nhân, như thái độ làm việc không hợp tác, khối lượng công việc không đồng đều... Và hẳn nhiên, dân văn phòng sợ nhất vẫn là trong tổ chức có các thành phần lười biếng, đùn việc cho người khác nhưng vẫn hưởng thù lao cao.

Tình trạng "ăn không ngồi rồi" vẫn hưởng lương cao đang hình thành trong giới công sở (Nguồn ảnh: Pexels).

Những kiểu nhân sự "sinh ra không phải để đi làm"

Theo Investopedia - trang web truyền thông tài chínhuy tín hàng đầu tại New York (Hoa Kỳ), kiểu nhân viên "ăn không ngồi rồi" được nhận diện bằng các đặc điểm như sau: 

Một, họ là một cá nhân được trả lương hoặc tiền công cho công việc không được hoàn thành, mặc dù có vẻ ngoài đang cần cù. Một nhân viên có vẻ chăm chỉ trong công việc nhưng lại không thực sự quan tâm đến các nhiệm vụ được giao.

Hai, họ là những nhân viên bỏ bê công việc. Họ thường sử dụng thời gian của công ty để truy cập Internet, trò chuyện, nhắn tin hoặc làm việc riêng. Họ gõ bàn phím liên tục để tán gẫu với bạn bè, dành nhiều thời gian lướt đọc các biến phốt, chuyện lạ bốn phương trên mạng xã hội, họ đi ra ngoài nhằm gặp gỡ bạn bè, nhận hàng mua sắm… 

Ba, nhóm người không có KPI cụ thể. Theo Investopedia, các công ty không chỉ nên tập trung vào việc quản lý thời gian của nhân viên mà còn chú ý vào các mục tiêu đề ra, KPI.

Bốn, những người bị công ty làm mất tập trung. Chính vì các hoạt động như các cuộc họp thường xuyên, hàng "đống" báo cáo, thủ tục giấy tờ cần được kiểm tra… làm mất thời gian và gián đoạn hứng thú làm việc. 

Nhiều nhân sự luôn tỏ ra bận rộn nhưng lại dành nhiều thời gian xem phim, tán gẫu trên mạng xã hội trong giờ làm (Nguồn ảnh: Pexels)

Hiện tại, khi các mô hình làm việc từ xa (remote), làm việc kết hợp (hybrid working)... trở nên thịnh hành thì kiểu "ăn không ngồi rồi" xuất hiện ngày càng nhiều.

Không kiềm kẹp thời gian, không có KPI bắt buộc và đặc biệt không có giám sát… khiến nhân sự "ăn không ngồi rồi" dễ luồn lách, an nhàn mà vẫn hưởng thành quả.

Dễ nhận diện nhưng khó loại bỏ

Anh Trọng Huy, (25 tuổi, nhân viên hành chính) chia sẻ rằng, bất kì công ty nào cũng có các vị trí khác nhau, với các nhân sự không yêu cầu phải đáp ứng thời hạn, tham gia làm việc nhóm… sẽ rất dễ tự "giảm tải" khối lượng công việc của mình.

"Mình đã từng làm việc với một đồng nghiệp chung bộ phận, chị ấy đảm nhiệm việc lưu trữ hồ sơ giấy tờ, sắp xếp và phân loại sổ sách… liên quan đến kế toán. Mọi người không rõ với một công việc đó thì cần bao nhiêu thời gian, nên chị cứ ung dung kéo dài, nhìn thì có vẻ chăm chỉ nhưng thực chất màn hình máy tính xem phim là chính, ai đi ngang chị mới bấm chuột nhảy sang màn hình ứng dụng excel" - anh Huy nói.

Chị Anh Thư (24 tuổi, chuyên viên chăm sóc khách hàng) cũng đồng tình rằng kiểu đồng nghiệp "ăn không ngồi rồi" dễ nhận biết nhất là họ hay than vãn về sự nhàm chán, sự khó khăn để hoàn thành công việc nhằm khiến đồng nghiệp không ý kiến. Ví dụ như bộ phận tuyển dụng, mặc dù không phải mỗi ngày đều cần tìm nhân sự mới nhưng vẫn phải có bộ phận riêng. Vì công việc tuyển dụng phụ thuộc vào tình trạng ứng viên thị trường lao độngvà nhu cầu của công ty nên nhiều nhân sự dễ có lý do luồn lách.

Chị Anh Thư chia sẻ bản thân gặp không ít tình huống nhân sự "ăn không ngồi rồi" trong công ty (Ảnh: NVCC).

Anh Đức Phạm (24 tuổi, nhân viên nội dung) đã có cảm xúc không mấy tốt đẹp khi kết hợp với đồng nghiệp "ăn không ngồi rồi". Cụ thể, trong khi anh phải tăng ca cho kịp tiến độ, thì chị trưởng bộ phận nội dung lại ung dung nghỉ phép để đi du lịch, thường xuyên bỏ về sớm… và mỗi sáng lên công ty đều khoe vừa xem được bộ phim nào đó.

"Các dự án mới từ cấp trên giao xuống, chị ấy bắt mình phải làm những công việc như lập kế hoạch, timeline, viết báo cáo… trong khi các công việc này chị ấy phải làm. Mình là nhân viên chuyên môn thì chỉ nên triển khai các bài viết" - anh Đức Phạm nói.

Tuy nhiên, vẫn có các nhân sự đang vô tình trở thành "ăn không ngồi rồi" vì môi trường làm việc chi phối, thêm nữa các nội dung mạng xã hội ngày càng thu hút.

Anh Phát Đạt (25 tuổi, chuyên viên truyền thông) thừa nhận mỗi ngày đến văn phòng làm việc, anh tự do ăn sáng, lướt Facebook và trò chuyện với mọi người một chút, và đến xế chiều anh mới thực sự bắt tay vào việc.

"Ngặt nỗi tính chất công việc của mình khác hội đồng nghiệp chơi cùng, nên họ có thể ung dung tan làm ngày mai hoàn thành sau thì mình phải ôm việc về nhà làm bù ban đêm để kịp KPI".

Các "sếp" xử lý như thế nào?

Theo chị Nguyệt Quang (Giám đốc điều hành Công ty dịch vụ quản trị nhân sự và trợ lý cá nhân Em Ơi), để "đối phó" với kiểu nhân viên trên, người quản lý hãy áp KPI chính xác, kiểm tra đối chiếu kết quả thường xuyên theo tuần, thậm chí theo ngày.

Đồng thời cần chia nhỏ công việc, chỉ ra các đầu việc cụ thể để hai bên cùng nhìn nhận và đo lường được thời gian, công sức. Ví dụ vị trí hành chính, báo cáo cụ thể hôm nay soạn gửi các thư mất bao lâu, đã trả lời bao nhiêu cuộc điện thoại, phản hồi bao nhiêu email của các phòng ban, xử lý bao nhiêu sự vụ hành chính, cấp bao nhiêu đơn văn phòng phẩm…

Chị Nguyễn Quang chia sẻ cách đặt đầu việc cụ thể, báo cáo KPI thường xuyên sẽ ngăn chặn tình trạng này xảy ra (Ảnh: NVCC).

"Những nhân sự lười tiềm ẩn trong công ty sẽ thường xuyên 'tại, vì, bị, bởi' - luôn có lý do không hoàn thành đúng và đủ việc được giao. Khi nhận việc thường nhận nhanh, không thèm kiểm tra kỹ và thắc mắc chi tiết, khi giao việc thì luôn đợi nhắc, hỏi mới trả kết quả.

Nếu là người quản lý trực tiếp, để nhận diện sớm nhất các bạn này thì trong thời gian thử việc, có thể giao các nhiệm vụ thử sức, xem tốc độ xử lý thế nào, sau đó cho thử 1-2 việc chung cùng đội nhóm. Sau đó lấy nhận định từ đồng nghiệp của các bạn này, khách hàng của bạn và đánh giá toàn diện." - chị Nguyệt Quang nói thêm.

Cùng với đó, nếu nhân sự có năng lực nhưng đang trong giai đoạn chán nản, buông bỏ công việc vì các lí do khách quan thì thay vì loại bỏ, chị Nguyệt Quang cho biết, cần có những cuộc trò chuyện, tìm hiểu vấn đề và đưa phương án giải quyết hợp lý nhằm tận dụng tài năng.

本文地址:http://app.marimbapop.com/html/184f799175.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội

Ngân hàng mời định giá khoản vay trăm tỷ có tài sản thế chấp

Bộ Tài chính luôn đồng hành, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp

Hơn 2.300 công chức hải quan không giữ chức vụ lãnh đạo tham gia đánh giá năng lực

Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông

Quy định mới về lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, cao nhất 100 triệu đồng/giấy phép

Đánh thức sức mạnh của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Hải quan Tân Thanh: Làm thủ tục cho gần 65 nghìn tấn vải quả tươi xuất khẩu

友情链接