发布时间:2025-01-10 01:55:22 来源:88Point 作者:World Cup
Đưa vào chương trình giáo dục
Mở đầu phiên thảo luận là câu chuyện của ông Kai-kwong Choi (chuyên gia về giáo dục và phát huy DSVHPVT của tổ chức Quản lý Dự án Giáo dục,áodụcdisảnvănhóaphivậtthểchongườitrẻvànhómyếuthếkết quả bóng đá concacaf Liên minh công nhân phát huy văn hóa Miếu Hội, Hồng Kông) về việc giáo dục DSVHPVT cho người trẻ ở Trường Châu (Cheung Chau).
Trường Châu là một hòn đảo nằm bên ngoài Hồng Kông - nơi có rất nhiều DSVHPVT, lễ hội Jiao là một điển hình. Từ năm 2011, Trường Cao đẳng Phật giáo Wai Yan trên hòn đảo này đã bắt đầu thực hiện các chương trình giáo dục, nhằm đưa DSVHPVT vào các môn học khác nhau trong giáo trình toàn trường. Đến nay, đây vẫn là ngôi trường duy nhất ở Hồng Kông dạy về DSVHPVT. Kinh phí cho việc giảng dạy này được hỗ trợ từ ngân sách của chính quyền địa phương. Ở đây, sinh viên được đào tạo để trở thành những hướng dẫn viên du lịch bản địa, được tham gia các hoạt động văn hóa tại địa phương, thiết kế hình ảnh văn hóa cho các hoạt động lễ hội và được tạo rất nhiều điều kiện để kết nối với các nghệ nhân địa phương.
Hình ảnh tư liệu giới thiệu người trẻ ở Trường Châu tham gia lễ hội Jiao
“Bằng cách này, nhà trường và người dân địa phương đã hỗ trợ rất tích cực để giúp sinh viên có được cảm giác chính mình là chủ nhân của những DSVHPVT này và sớm hình thành ý thức giữ gìn DSVHPVT. Điều đó khẳng định hiệu quả của công tác giáo dục DSVHPVT ở cơ sở giáo dục này, xây dựng được nền tảng tốt để về ý thức bảo tồn DSVHPVT trong người trẻ là những sinh viên nhà trường”, ông Kai-kwong Choi nói.
Đến từ Bangladesh, GS.TS. Saifur Rashid (chuyên gia Nhân chủng học của Đại học Dhaka) chia sẻ câu chuyện về vai trò của NGOs trong giáo dục về ngôn ngữ bản địa cho chính người dân địa phương, nhất là đối với người dân tộc thiểu số.
Theo GS.TS. Saifur Rashid, Bangladesh là đất nước của các NGOs, với hàng ngàn NGOs được thành lập và hoạt động. Bangladesh gặp nhiều vấn đề khó khăn khi chỉ có 43,9% người dân ở các vùng có DSVHPVT biết chữ và tỉ lệ người dân bỏ học ở vùng này lên đến trên 90%. Việc bảo tồn DSVHPVT được xác định có liên quan rất mật thiết với khả năng biết chữ và sử dụng thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ, nên hầu hết mục tiêu hoạt động của các NGOs là nỗ lực giảm tỉ lệ trẻ bỏ học giữa chừng và tăng tỉ lệ người dân vùng có DSVHPVT biết ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi những vấn đề này được giải quyết, các vấn đề khác như bình đẳng giới… mới được tính đến.
Cơ chế hỗ trợ “báu vật sống” chưa phát huy hiệu quả
Ông Seng Song, Quản lý Heritage Hub, Tổ chức Living Arts Campuchia, lại chia sẻ câu chuyện về nỗ lực của Living Arts Campuchia trong việc tìm lại những “mảnh vỡ” của văn hóa nghệ thuật dân gian Campuchia sau thời kỳ đen tối của Khmer Đỏ. Cụ thể là nỗ lực của tổ chức trong quá trình kết nối những nghệ nhân hiếm hoi còn có thể tìm thấy trong hai loại hình âm nhạc nguy cơ mai một là Ploy và Ken. Câu chuyện này rất gần gũi với nỗ lực bảo tồn DSVHPVT của Việt Nam từ kênh khai thác các bí kíp, ngón nghề diễn xướng dân gian của các nghệ nhân.
Trình chiếu hình ảnh về bảo tồn văn hóa dân gian ở Campuchia
Ông Seng Song chia sẻ: “Chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và giám sát các lớp truyền dạy nghệ thuật văn hóa truyền thống của các nghệ nhân đối với thế hệ trẻ. Dù khó, chúng tôi cũng quyết tâm thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ, nhất là cơ chế hỗ trợ đối với các nghệ nhân – những người được coi là “báu vật sống” của DSVHPVT.相关文章
随便看看