【tỷ lệ cược bóng đá anh】Doanh nghiệp hiến kế chuẩn bị cho phục hồi sản xuất
时间:2025-01-26 00:10:14 出处:Cúp C2阅读(143)
Công ty CP Sao Ta tăng chế biến thô trong điều kiện dịch bệnh. Ảnh: DN cung cấp |
Nhiều chiến lược lớn
Các doanh nghiệp trung tâm thu thập xử lý thông tin ngành; thay đổi trong nuôi tôm hướng tới nuôi quy mô lớn và coi nuôi rải vụ là sách lược; các cơ sở chế biến sớm nâng cao công suất chế biến gắn liền tự động hoá; nâng cao công suất kho lạnh… là những chiến lược lớn sắp tới để ngành tôm ứng phó tốt hơn trước những khó khăn bất chợt, trước mắt là tình hình diễn tiến Covid-19 kéo dài.
Ông Hồ Quốc Lực, nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta đã chia sẻ như vậy. Theo ông Lực năm 2021 này, Covid-19 đã gây ra biết bao thiệt hại. Ngành tôm phải có quyết sách gì để ứng xử sắp tới khi những rủi ro quá lớn bất chợt ập đến.
Thông tin thị trường là yếu tố hàng đầu mọi doanh nhân phải có. Thông tin cập nhật nhất, và quan trọng hơn là khả năng tổng hợp nhận định, ý chí quyết đoán và triển khai thực hiện của từng doanh nhân.
Bên cạnh đó, từng mắt xích trong chuỗi cung ứng, sản xuất cũng phải có những thay đổi cho phù hợp. Trong đó, mắt xích chế biến có nhiều việc phải làm. Thời buổi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 các doanh nghiệp tôm đang lo lắng tìm cách cơ khí hoá, tự động hoá những khâu có thể nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh. “Vấn đề là chọn công nghệ nào phù hợp túi tiền và cũng âu lo công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, vì lựa chọn không khéo mới trang bị xong là lạc hậu. Nay, khó khăn ập đến mới thấy việc trang bị các thiết bị nêu trên là cần thiết, thậm chí là cấp thiết để không bị động do thiếu lao động”- ông Hồ Quốc Lực chia sẻ.
Là một ngành kinh tế mà dư địa phát triển còn rất lớn, các doanh nghiệp tôm cũng suy nghĩ trang bị thiết bị, nhất là thiết bị cấp đông nên có công suất dự phòng, ít ra bằng 1/3 công suất sản xuất. Việc này có ý nghĩa, khi tình huống nào đó tác động khiến nguyên liệu ứ đọng thì có thể cấp đông dự trữ không để hư hỏng hoặc tình huống khách hàng có mức mua đột biến thời điểm do từ nhu cầu một sự kiện lớn diễn ra như các thế vận hội chẳng hạn, có thể đáp ứng ngay được.
Mô hình hay
Bắt đầu từ tháng 8/2021 tình hình rất khó khả quan, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh hơn so với tháng 7 vì các yêu cầu phòng chống dịch rất khắt khe. Từ thực tế này, các doanh nghiệp khó có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra từ đầu năm.
Chỉ đặt chỉ tiêu thực hiện 70% kế hoạch của năm nay, Công ty CP Tập đoàn Minh Phú có cách chuẩn bị nhân lực để duy trì sản xuất rất riêng với kế hoạch “7 xanh” (xanh nhà máy, xanh công nhân, di chuyển xanh, gia đình xanh, nhà cung cấp xanh, vắc xin xanh, y tế tại chỗ xanh).
Để thực hiện thành công “7 xanh”, Công ty CP Tập đoàn Minh Phú đã cung cấp miễn phí cho người lao động, công nhân đầy đủ khẩu trang tiêu chuẩn N95, kính ngăn giọt bắn, nước muối 0,9%, nước uống ngâm tỏi, và máy xông hơi và dầu sả, chanh, dầu gừng tại công ty và nhà máy.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam nhận thấy, đây là mô hình hay cần được nhân rộng trong cộng đồng doanh nghiệp thủy sản, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh mỗi doanh nghiệp, có thể linh hoạt áp dụng vào mỗi nhà máy.
Bên cạnh đó, trước dự báo nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng sẽ thiếu từ 20-30% và giá nguyên liệu sẽ tăng từ 10-20% trong những tháng cuối năm 2021. Để khắc phục thiếu nguyên liệu trong những tháng cuối năm, một số doanh nghiệp đã có giải pháp chuẩn bị để không gián đoạn đơn hàng xuất khẩu.
Chẳng hạn, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta đẩy mạnh chế biến thô như một sách lược trong bối cảnh thiếu lao động. Theo lãnh đạo doanh nghiệp này, chế biến thô, dù dẫn đến việc tiêu thụ hiện tại thấp hơn, là cách để chuẩn bị cho rủi ro khan hiếm nguyên liệu sắp tới và hạn chế hàng lỗi khi làm việc trong mùa dịch. Vì vậy, nếu sản xuất hàng chế biến sâu nhiều sẽ tăng tỷ lệ hàng có lỗi, tăng rủi ro. Đây cũng là lý do, công ty đi tới quyết định tập trung chế biến thô, sẵn sàng nguyên liệu cho chế biến tinh sau này.
Bên cạnh đó, công đoạn chế biến thô nhanh gấp đôi chế biến tinh. Làm hàng thô sẽ tăng sản lượng chế biến, góp phần để tôm nuôi không bị ùn ứ, hư hỏng.
Để phục hồi sản xuất, các doanh nghiệp cho rằng, chỉ mình doanh nghiệp thì chưa đủ, cần phải có sự chăm lo của Chính phủ, ngành về chủ trương, chính cách phù hợp và nhất quán. Đó cũng là một bước đi tích cực trong việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành đã được Chính phủ ký thông qua đầu năm 2021 nhằm hướng tới một ngành kinh tế mạnh, ổn định và bền vững.
上一篇: Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
下一篇: Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
猜你喜欢
- Đấu giá biển ô tô 30K
- Anh lên kế hoạch lắp đặt máy tự động đổi rác thải vỏ chai lấy tiền
- Samsung giành lại vị trí số một trên thị trường điện thoại thông minh
- Colombia trở thành thành viên thứ 37 của Tổ chức OECD
- “Trợ lý ảo” VAV
- Đồng tiền đắt nhất trong lịch sử Australia trị giá 1,8 triệu USD
- Ác mộng trong những 'tòa nhà cụt đuôi' ở Trung Quốc
- 32% vốn tín dụng ưu đãi tại TPHCM được giải ngân cho doanh nghiệp tại quận 1
- Phục tráng giống lúa Huyết Rồng