【ty.so.truc.tuyen】Bộ máy ngày càng tăng, chi tiêu không thể cắt giảm
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 11:29:00 评论数:
Thực thi nhiều chính sách miễn giảm thuế để khuyến khích phát triển
Tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 12/6 về quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015,ộmáyngàycàngtăngchitiêukhôngthểcắtgiảty.so.truc.tuyen Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã giải trình về nhiều nội dung được các đại biểu nêu.
Theo Bộ trưởng, thời gian qua, do điều kiện kinh tế khó khăn nên chúng ta đã sử dụng chính sách tài khoá rất linh hoạt, tập trung vào điều chỉnh chính sách thu để khuyến khích phát triển trong nước. Nhìn lại, nhiều chính sách miễn giảm thuế đã thực hiện rất nhanh, các chính sách thuế được lồng ghép nhiều vào các luật chuyên ngành, lồng ghép vào các chính sách an sinh xã hội. Cụ thể như, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) giảm nhanh từ 25% xuống 22% và 20%, trong khi lộ trình là đến 2020 mới giảm đến mức 20%.
"Để khuyến khích đầu tư, rất nhiều chính sách về miễn giảm thuế TNDN, miễn giảm vùng khó khăn, miễn giảm cho các lĩnh vực đã được triển khai… Các chính sách này làm giảm tỷ lệ động viên vào ngân sách khoảng 1% GDP", Bộ trưởng nêu.
Theo Bộ trưởng, thực tế hiện nay, chính sách thuế TNDN của Việt Nam đang thấp hơn ASEAN (20% so với 23% bình quân ASEAN). Tuy nhiên, tỷ lệ huy động cao hơn các nước ASEAN là do chính sách về chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cao hơn.
Để cơ cấu lại nguồn thu, trong đó cụ thể là sẽ đổi mới chính sách thuế. "Do đó, tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hội Luật Thuế bảo vệ môi trường; một luật sửa 5 luật thuế... Đây là những đổi mới mang tính căn cơ về chính sách thuế", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Liên quan đến việc quản lý thuế, đồng tình với đánh giá của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho biết, những năm gần đây ngành Thuế đã đi tiên phong trong đổi mới phương thức quản lý, hiện đại hoá. DN kê khai thuế điện tử đã đạt 99,8% số DN. Tới đây, ngành sẽ đẩy mạnh cải cách với hoá đơn điện tử, chữ ký điện tử, để giải quyết vấn đề về năng suất lao động, tinh giản biên chế. Riêng với ngành Thuế, biên chế đang giảm theo Nghị quyết 39, trong khi khối lượng, quy mô công việc tăng nhiều lần.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tính cần thiết phải tăng cường thanh tra, kiểm soát. Những năm gần đây, mỗi năm ngành đã thanh tra, kiểm tra 80.000 – 90.000 DN, thu về ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng. Cụ thể, năm 2016 đã kiểm tra thanh tra hơn 91.000 DN, kiến nghị thu vào NSNN 17.284 tỷ đồng, phạt và hoàn 1.400 tỷ đồng, giảm khấu trừ 79.000 tỷ đồng.
“Rõ ràng, cùng với quá trình chuyển đổi, ưu đãi chính sách, cũng đã xuất hiện nhiều vi phạm, nên việc thanh tra về thuế sẽ phải tăng cường hơn, trong đó có cả thanh tra về chuyển giá. Chúng tôi đang phấn đấu bình quân 1 năm thanh tra về thuế khoảng 20% số lượng DN, quản lý theo phương thức kiểm soát rủi ro, tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu về thuế, đây là quá trình chuyển đổi mạnh”, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết.
Đẩy mạnh khoán chi, xã hội hóa và tinh giản biên chế
Bên cạnh những nỗ lực thanh tra, kiểm tra của các ngành trong lĩnh vực tài chính như thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng lưu ý việc kiểm soát chống chuyển giá không chỉ là việc của ngành Thuế, cán bộ thuế mà phải tiến hành giám sát ngay từ khâu cấp phép, giám sát đến thực hiện đầu tư.Theo Bộ trưởng: “Thuế chỉ là phần ngọn, chống chuyển giá phải có nỗ lực của các ngành liên quan, ngay từ khi bắt đầu đầu tư”.
Từ những nỗ lực trong việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, số thu nợ đọng thuế thời gian qua cũng tăng nhanh. Năm 2014 số thu là 31.000 tỷ, năm 2015 số thu là 37.000 tỷ đồng, năm 2016 số thu đạt 42.000 tỷ đồng… Nhiều giải pháp quyết liệt đã được thực hiện như công bố danh sách người nợ thuế công khai, dù trước đây rất e ngại, không phải tất cả đồng thuận. Cùng với đó là nâng cao năng lực cán bộ thuế, chấn chỉnh cơ sở dữ liệu thuế. Nhờ vậy, số nợ thuế có khả năng thu hồi hiện đang giảm rất sâu (ở mức 3%), số còn lại là nợ thuế không có khả năng thu hồi và tiền phạt chậm nộp.
Liên quan đến ý kiến của đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) về cân đối NSNN và tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính hoàn toàn đồng tình và cho biết các năm vừa qua, bội chi đều đảm bảo theo số tuyệt đối Quốc hội phê chuẩn. Tuy nhiên 3, 4 năm gần đây, GDP đều không đạt kế hoạch nên số tương đối về bội chi, nợ công tăng nhanh. Theo Luật NSNN, nếu thu không đạt, để quản lý nợ công, bội chi thì phải cắt giảm chi.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết rất khó cắt giảm chi sau khi đã phân bổ, cam kết với địa phương. Do đó, cần chú trọng giải pháp sâu hơn, căn cơ hơn là tiết kiệm chi. Cụ thể là các giải pháp đẩy mạnh khoán chi, nhất là chi thường xuyên, cùng với việc xã hội hoá, tinh giản biên chế, bộ máy…
“Nói về ngân sách nhưng phải được triển khai đồng bộ với tất cả các ngành, các cấp, địa phương. Cắt gì thì cắt nhưng bộ máy phình ra, biên chế cứ phình ra thì không tài nào giảm chi được, không thể cơ cấu lại ngân sách được”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Điều hành ngân sách không thể thả nổi theo GDP Theo đại biểu Hoàng Quang Hàm, Chính phủ điều hành theo mục tiêu đảm bảo nguồn thu để có đủ nguồn chi theo dự toán, nên chỉ khống chế được một cách tương đối tổng số bội chi và tổng số vay, khi GDP không đạt thì không khống chế được tỷ lệ nợ công, bội chi trên GDP. Thực tế bội chi năm nào cũng vượt ngưỡng và tỷ lệ nợ công vượt kỳ vọng đặt ra và đã áp sát trần. Rõ ràng, hàng năm Quốc hội đều khống chế 2 chỉ tiêu là mức bội chi và tỷ lệ bội chi. Các nghị quyết về tài chính ngân sách 5 năm, 10 năm của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và của Quốc hội chỉ yêu cầu một chỉ tiêu quản lý là bội chi nợ công theo tỷ lệ %/GDP nên trong điều hành, Chính phủ cũng phải hướng tới mục tiêu này, quản lý cả mức và tỷ lệ bội chi, nợ công. Năm 2017 và các năm sau dư địa điều hành nợ công chỉ còn 1,3%/GDP nên chỉ cần nới lỏng kiểm soát bội chi hoặc GDP không đạt thì nợ công sẽ vượt trần. “Phấn đấu tăng trưởng ở mức cao là cần thiết để đưa đất nước phát triển. Nhưng điều hành ngân sách lại khác, thu, chi ngân sách, vay trả nợ bằng tiền thật, không thể thả nổi cho số phấn đấu là GDP”, đại biểu nói và đề nghị điều hành ngân sách phải có dự phòng để khi GDP không đạt thì cắt giảm vay nhằm khống chế bội chi nợ công cả số tương đối và số tuyệt đối. |
H.Y