Miễn giảm,ầnchínhsáchhỗtrợdoanhnghiệpphụchồisausiêubãosốkqbd latvia gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3 Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3 |
| Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, bà Trần Thị Thanh, quản lý Công ty TNHH Lông vũ Thanh Tân (Thường Tín, Hà Nội) cho biết, dưới sức gió của cơn bão số 3, Công ty bị thiệt hại 6 máy, mỗi máy trị giá tới 500 triệu đồng, chưa kể mái tôn, tường của Công ty cũng bị đổ sập. Ảnh: Hương Dịu |
Tốn chi phí khắc phục và lo ngại đứt gãy nguồn cung Thống kê sơ bộ đến ngày 17/9/2024 từ Chính phủ, tổng thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra ước tính trên 50.000 tỷ đồng, dự báo có thể làm tốc độ tăng trưởng GDP cả năm giảm khoảng 0,15% so với kịch bản tăng trưởng đạt 6,8-7%. Trong đó, rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải nỗ lực vừa khôi phục hậu quả sau bão, vừa đảm bảo sản xuất đáp ứng các đơn hàng của đối tác. Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát đã yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước... cho các đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi bão, lũ, lụt, sạt lở đất theo quy định của pháp luật. Đồng thời chỉ đạo các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng theo quy định. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tính toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại… Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ khôi phục nhanh chóng các cơ sở logistics và kho bãi bị hư hỏng để đảm bảo không bị gián đoạn chuỗi cung ứng. Ngoài ra cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, ưu tiên khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược và các Hiệp định thương mại tự do (FTA)… |
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, đến nay, 100% doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố đã hoạt động trở lại nhằm đảm bảo không để đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng. Trước đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp VSIP và Nam Cầu Kiền bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều nhà xưởng bị lật mái, nước tràn vào kho và nhà xưởng, đổ cổng, gẫy hỏng hàng rào, biển báo, camera cũng như nhiều trang thiết bị, phương tiện khác… Điều này đồng nghĩa với việc phải tốn kém hàng loạt chi phí để doanh nghiệp khắc phục hậu quả sau bão. Không chỉ Hải Phòng, Quảng Ninh mà hàng loạt doanh nghiệp tại các tỉnh phía Bắc từ Hà Nội, Hải Dương cho đến Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái… đều chịu ảnh hưởng với nhiều mức độ khác nhau. Thậm chí, có doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã “trắng tay” sau bão. Xét theo ngành hàng, theo các chuyên gia, với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông sản và thuỷ sản, mưa bão và lũ lụt gây ảnh hưởng nhiều hơn đến nguồn cung, từ thiếu hụt đầu vào cho đến chậm trễ giao hàng, giá thành sản xuất cũng tăng cao hơn. Báo cáo chiến lược thị trường mới đây của Công ty Chứng khoán An Bình (ABS) nhận định, các doanh nghiệp sẽ phải mất nhiều thời gian và nguồn lực để khôi phục lại cuộc sống cũng như quay trở lại sản xuất, kinh doanh bình thường. Đồng thời, theo TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), những tháng cuối năm là cao điểm sản xuất và xuất khẩu, nhưng giao thông có thể bị ảnh hưởng bởi ngập lụt cũng như việc các cơ quan chức năng phải rà soát lại các cây cầu có tính nguy cơ, mất an toàn, từ đó có thể dẫn đến đứt gẫy chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp miền Bắc. Đồng thời, bão số 3 còn ảnh hưởng rộng đến Thái Lan, Lào và nhiều tỉnh của Trung Quốc nên cũng gây thiếu hụt nguồn nguyên liệu, làm tăng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của các chính sách hỗ trợ Theo chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, 2 chính sách quan trọng như thời kỳ Covid-19 có thể triển khai được luôn. Thứ nhất là chính sách tiền tệ liên quan đến khoanh nợ, hỗ trợ cho vay và giảm lãi suất. Thứ hai là chính sách tài khóa liên quan đến miễn, giảm, hoãn các loại thuế, phí. Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh các chính sách hỗ trợ phải được tính toán làm thế nào để nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều đáng mừng là thấu hiểu hoàn cảnh của doanh nghiệp, Chính phủ đã rất nhanh chóng ban hành 6 nhóm giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Nghị quyết số 143/NQ-CP. Trước đó, các cơ quan chức năng, trong đó có ngành Hải quan, Thuế đã ban hành nhiều chính sách, chỉ đạo để hỗ trợ doanh nghiệp sau bão lũ. Các Cục Hải quan Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Lào Cai... cũng như các Chi cục Hải quan thuộc các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Thái Bình đã luôn sẵn sàng các điều kiện để đảm bảo thông quan hàng hóa qua địa bàn thông suốt. Trong đó, các đơn vị luôn sát cánh cùng doanh nghiệp, cử các đoàn công tác đến cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nắm bắt những khó khăn cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, các đơn vị Hải quan đã hỗ trợ doanh nghiệp về thực hiện thủ tục, về kiểm tra, xác định thiệt hại về nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, máy móc, thiết bị một cách kịp thời, thuận tiện. Tổng cục Thuế đã có yêu cầu các cục thuế hướng dẫn doanh nghiệp, người nộp thuế bị tổn thất thực hiện các chính sách hỗ trợ miễn, giảm, gia hạn thuế... Hay với lĩnh vực bảo hiểm, các doanh nghiệp cũng đang tích cực đánh giá thiệt hại để nhanh chóng tạm ứng, bồi thường bảo hiểm. Ông Nguyễn Việt Hoàng, Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất Công ty TNHH Tinh Lợi (Hải Dương) cho hay, chỉ cách đây gần 1 tuần, toàn bộ trang thiết bị nhà xưởng và hàng hóa đã hư hỏng tổng thiệt hại lên tới hơn 1 triệu USD, nếu không phối hợp với bên bảo hiểm thì doanh nghiệp sẽ chịu toàn bộ thiệt hại, khó tìm được nguồn lực để khắc phục và đi vào sản xuất trở lại như hiện nay. Với ngành Ngân hàng, hiện nhiều ngân hàng thương mại đã công bố giảm lãi suất cho vay từ 0,5-2% đối với những khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão số 3. Tại buổi làm việc với các ngân hàng vừa qua, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã đề nghị các ngân hàng tiếp tục đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ khách hàng trên nhiều mặt không chỉ bằng nguồn lực tài chính, nguồn vốn mà cần hỗ trợ tư vấn, động viên, “không quay lưng với khách hàng trong thời điểm khó khăn này”. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng do không có tài sản thế chấp, đặc biệt là sau thiệt hại sau bão càng không có tài sản đảm bảo. Vì thế, cơ quan quản lý cần thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, khuyến khích các ngân hàng giảm bớt thủ tục vay vốn, mạnh dạn cho vay mới với những doanh nghiệp chịu thiệt hại. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đề nghị cần đơn giản hóa các thủ tục tiếp nhận chính sách hỗ trợ, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình chính sách tiếp cận đúng và trúng nhu cầu của doanh nghiệp. Hơn nữa, các thủ tục về cấp phép đầu tư xây dựng lại nhà xưởng, nhập khẩu và mua sắm trang thiệt bị… cũng cần được đơn giản hoá, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sản xuất. Đồng thời, các chính sách cần tính đến đặc thù và mức độ thiệt hại của từng lĩnh vực. Chẳng hạn với các doanh nghiệp ngành nuôi trồng thuỷ hải sản tại Hải Phòng, Quảng Ninh chịu thiệt hại rất nặng nề, nhiều doanh nghiệp mất trằng thì phải có những giải pháp mạnh hơn, cơ chế riêng lâu dài hơn để doanh nghiệp phục hồi. Sau khi bão số 3 gây ra nhiều thiệt hại cho DN, hộ kinh doanh, cá nhân, Tổng cục Thuế đã có công văn hướng dẫn việc miễn, giảm gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí cho người nộp thuế bị thiệt hãi do Bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra. Theo quy định của Luật Quản lý thuế, người nộp thuế bị thiệt hãi do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra, đáp ứng quy định bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ (Khoản 27, Điều 3, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14) sẽ được gia hạn nộp thuế. miễn tiền chậm nộp, miễn xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế. Cùng với đó, người nộp thuế sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất do thiên tai nếu có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế. Doanh nghiệp cũng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường. Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai cũng được giảm thuế. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có). Công văn của Tổng cục Thuế cũng hướng dẫn việc miễn giảm thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão. Đối với các hộ, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng do gặp thiên tai cũng sẽ được xem xét giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên theo nguyên tắc sau: mức thuế thu nhập cá nhân được giảm tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp; mức thuế tiêu thụ đặc biệt được giảm được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không vượt quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có); mức thuế tài nguyên được giảm tương ứng số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau. Hộ kinh doanh bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do thiên tai được gia hạn nộp thuế không quá 2 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Người nộp thuế không bị phạt và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền nợ thuế trong thời gian gia hạn nộp thuế. |
Chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động trước thiên tai Các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi xảy ra sự cố thiên tai, mất nhiều thời gian hơn để khôi phục. Vì thế, cùng với giải pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả sau thiên tai, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kịch bản ứng phó với thiên tai gồm phân bổ nguồn lực, kinh phí, thời gian. Các địa phương và các hiệp hội doanh nghiệp cũng cần phổ biến thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác lập kế hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng. Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (Hansiba), Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn N&G: Đưa sản xuất trở lại bình thường Nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh thành phía Bắc đang chịu những thiệt hại nhất định từ cơn bão số 3. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo rất sát sao của Đảng, Chính phủ và các địa phương, hiện nay, các doanh nghiệp đã khắc phục được cơ bản về cơ sở hạ tầng, nguyên liệu đầu vào và kết nối với đối tác, khách hàng trong nước và quốc tế nhằm thúc đẩy và đưa sản xuất hoạt động trở lại bình thường. Mức độ tăng trưởng của các doanh nghiệp vẫn được đảm bảo theo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 đã đề ra, trong đó có các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ. Ông Nguyễn Xuân Thăng, Giám đốc kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế TYG (TYGICO): Cải thiện cơ sở hạ tầng Dưới ảnh hưởng của bão số 3, không chỉ TYGICO mà nhiều doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp Ninh Sở (huyện Thường Tín, TP Hà Nội) bị ngập lụt, khiến nước tràn vào nhà xưởng, thiệt hại về máy móc, thiết bị, gây đình trệ sản xuất. Mặc dù hiện nay đã cơ bản khắc phục được thiệt hại, khôi phục sản xuất kinh doanh nhưng cũng cho thấy hệ thống thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng tại đây còn nhiều hạn chế, cần được cải thiện. | |
Trên thực tế, khi quyết định đầu tư vào đâu, doanh nghiệp đều được chính quyền địa phương cam kết về giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng… nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, hạn chế những rủi ro về thiên tai, bão lũ. Nhưng những khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng tốt thì giá thành thuê đất, chi phí vận hành cao trong khi nguồn lực của các doanh nghiệp có hạn. Các doanh nghiệp hoạt động đều phải tính đến bài toán chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì thế, các doanh nghiệp rất mong cơ quan chức năng cải thiện đồng bộ về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp về chi phí hoặc có ưu đãi đầu tư tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chất lượng cao. Trước mắt, các doanh nghiệp cũng đang rất trông đợi vào những chính sách hỗ trợ có tác động ngay của Chính phủ về giảm thuế, lãi suất cho các doanh nghiệp chịu thiệt hại sau bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì những hỗ trợ kịp thời vừa giúp doanh nghiệp giảm đi phần nào gánh nặng, vừa là động lực về mặt tinh thần cho các doanh nghiệp tiếp tục khắc phục hậu quả, trở lại sản xuất và phát triển hơn nữa trong tương lai. Minh Chi (ghi) | |