欢迎来到88Point

88Point

【ketquabong da hom nay】Quảng cáo thực phẩm chức năng: Những kẽ hở 'chết người'

时间:2025-01-26 06:21:48 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)

Hoa mắt vì công dụng “tức thì”

Các clip quảng cáo trên truyền hình thường theo một kịch bản giống nhau đến… phản cảm. Mở đầu thường là hình ảnh người bệnh bị đau đầu,ảngcáothựcphẩmchứcnăngNhữngkẽhởchếtngườketquabong da hom nay đau bụng, đau đại tràng, ho rũ rượi, hen suyễn, biếng ăn, cảm cúm, đau nhức các khớp xương... Sau một hồi quằn quại, vật vã, nhăn nhó với nhiều dáng vẻ khác nhau, họ cùng uống thuốc. Thuốc thì chưa trôi khỏi miệng, người bệnh đã cười nói với vẻ mặt hớn hở, mãn nguyện chẳng khác nào “tiên dược”.

Quảng cáo thực phẩm chức năng mặc dù đã được “mào đầu” bằng câu “Đây không phải là sản phẩm thay thế thuốc chữa bệnh” nhưng môtíp cũng giống y sì các quảng cáo về thuốc. Quảng cáo về hồng sâm, cao linh chi, sâm tẩm mật ong của Hàn Quốc cũng mở đầu bằng hình ảnh các cụ già tập dưỡng sinh than bị bệnh của người già, xương nhức mỏi, lão hoá sớm. Nhưng vừa đưa một lát sâm vào miệng, cụ bà đã thấy mặt mũi tươi tỉnh, “sảng khoái” ngay.

Người tiêu dùng nên thận trọng khi tìm hiểu sử dụng các thực phẩm chức năng

Hầu hết các loại thực phẩm chức năng đều được “thổi phồng” là có công dụng với nhiều loại bệnh như ung thư, lão hoá, các tật bệnh về mắt… Nhưng có công dụng chữa dứt hẳn hay chỉ có tác dụng bổ trợ và phòng chống thì nhà sản xuất lại cố tình “ẩn” đi. Chỉ còn lại ấn tượng đối với người xem là thuốc chưa qua cổ họng, người bệnh đã khoẻ mạnh, hết đau đớn ngay.

PGS. TS Trần Đáng­ - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng (TPCN) Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Bộ Y tế cho biết, thực phẩm chức năng là những sản phẩm thực phẩm dùng để hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có giá trị dinh dưỡng hoặc không dinh dưỡng. Thực phẩm chức năng không phải là thuốc bổ, dùng quá nhiều sẽ không tốt và chỉ nên dùng với lượng vừa phải.

Thực tế, mọi loại thuốc hay thực phẩm chức năng đều được cảnh báo là “con dao hai lưỡi”. Người bị bệnh cần phải thông qua ý kiến của bác sĩ điều trị xem sản phẩm này có phù hợp với cơ địa của mình hay có nguy cơ gây ra các trường hợp sốc phản vệ không hãy dùng. Đáng lưu ý là các quảng cáo chỉ nêu toàn ưu điểm của thuốc khiến nhiều người coi việc dùng thuốc trở nên quá bình thường, ai cũng có thể mua về tự uống với liều dùng càng nhiều càng tốt.

Khó quản lý, người tiêu dùng chịu thiệt

Trong giai đoạn 2011 đến 2013 thị trường đã xuất hiện khoảng 10.000 sản phẩm, trong đó khoảng 40% là hàng nhập khẩu. Tính đến cuối 2012, gần như cả ngành dược VN đã nhảy vào lĩnh vực này, với con số công bố chính thức là 1.781 doanh nghiệp tham gia sản xuất. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đó hàng loạt vấn đề bất cập trong quản lý đã bộc lộ khiến thị trường càng trở nên hỗn loạn.

Cuối năm 2013, Đội 6 Phòng Cảnh sát môi trường công an TP Hà Nội phối hợp với đội 1 Chi  cục Quản lý thị trường Hà Nội, Đội Cảnh sát môi trường quận Đống Đa, Phòng cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội phát hiện và bắt giữ hơn 100 thùng thực phẩm chức năng và các loại sản phẩm làm đẹp dành cho chị em phụ nữ tại địa chỉ 166B, Cụm 13 phường Trung Liệt, Thái Hà, Hà Nội. Số hàng trên bao gồm nhiều chủng loại như Colagen, GlucoSamin, sụn vây cá mập, sữa ong chúa, tỏi đen, tảo xoắn, nhau thai cừu đang được đóng gói bao bì, dán nhãn phụ nhằm giả làm hàng xách tay từ Mỹ, Úc về.

Mới đây, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội vừa bất ngờ kiểm tra một số cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm đã phát hiện hàng loạt sản phẩm Thực phẩm chức năng Vidatox được rao bán là thuốc chữa ung thư không có nguồn gốc, xuất xứ đang bán trên thị trường. Đây là sản phẩm có tác dụng hỗ trợ, phòng và điều trị ung thư mới được Cuba nghiên cứu thử nghiệm thành công.

Tuy nhiên, sản phẩm này chưa được chính thức cấp phép lưu hành tại Việt Nam . Thế nhưng trong thời gian gần đây Vidatox đã được quảng cáo rầm rộ trên nhiều trang mạng chữa được bệnh ung thư với giá bán rất cao từ 2-5 triệu đồng/lọ. Phát hiện thấy có nhiều nghi vấn, Đội QLTT số 12 (Chi cục QLTT Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố.

Lực lượng chức năng đã phát hiện hàng loạt nhà thuốc đăng quảng cáo trên mạng và bày bán Vidatox. Khi kiểm tra nhà thuốc Đồng Tâm (số 105/342 Hạ Đình, Thanh Xuân), chủ nhà thuốc này không xuất trình được giấy phép kinh doanh, phân phối và lưu hành sản phẩm Vidatox cũng như các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ số hàng này.

Tiếp tục kiểm tra nhà thuốc Ngọc Diệp (số 54 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cơ quan chức năng phát hiện nhà thuốc này đang bày bán công khai Vidatox và tất cả số hàng bày bán tại nhà thuốc đều không có giấy từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Nhận thấy có nhiều dấu hiệu phi pháp, lực lượng QLTT Hà Nội đã tiến hành niêm phong, tạm giữ toàn bộ số sản phẩm trên để tiếp tục điều tra, làm rõ các đầu mối cung cấp trái phép sản phẩm này.

Bộ Y Tế đã có quy định siết chặt nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng trong Thông tư 08/2013/TT-BYT. Trong thông tư có quy định như sau: “Riêng với các sản phẩm thực phẩm chức năng phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, chữ viết phải bảo đảm cỡ chữ Times New Roman 14, lời đọc phải nghe được trong điều kiện bình thường”.

Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 181/2013/NĐ-CP nhằm hướng dẫn Luật quảng cáo về nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Theo đó, các sản phẩm như thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, sữa, hóa chất, trang thiết bị y tế, dịch vụ khám chữa bệnh... khi tiến hành quảng cáo phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung theo quy định tại Nghị định này.

Việc quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt trên chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo. Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo; Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.Nghị định 181 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.

Các quy định chấn chỉnh vi phạm của các đối tượng trên đã có. Nhưng nếu không có những biện pháp quyết liệt hơn trên thực tế thì các quảng cáo này vẫn ” ngoài vòng pháp luật”. Bởi các công ty kinh doanh thực phẩm chức năng không chỉ quảng cáo trên báo đài, mà còn tận dụng đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ và chủ nhà thuốc để phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Và hậu quả thì ai cũng biết, phần thiệt thòi nhất vẫn thuộc về người dân.(Còn nữa).

Hương Lan

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: