VHO - Nhằm từng bước thể chế hóa chủ trương,ơithôngnguồnlựtỷ lệ kèo nhà cái 365 quan điểm của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã vào cuộc bằng sự khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm, đổi mới để khơi thông dòng chảy cho văn hóa phát triển. Những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách đang dần được tháo gỡ…Biến di sản thành tài sản, nguồn lực phát triển đất nước Với lĩnh vực Di sản, qua mỗi lần Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật là một lần mở ra dòng chảy mạnh mẽ, tiếp thêm sức sống cho các giá trị văn hóa dân tộc, để những di sản quý báu ấy được gìn giữ và lan tỏa, trường tồn cùng tiến trình phát triển của đất nước. Luật Di sản văn hóa (DSVH) được Quốc hội khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 9, ngày 29.6.2001, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn DSVH của Việt Nam. Sau 8 năm thi hành, Luật DSVH đã được sửa đổi, bổ sung một số điều và thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII (ngày 18.6.2009), nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập khi thực thi Luật trong thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Một bước tiến mới quan trọng trong Luật DSVH sửa đổi năm 2009 là bên cạnh vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể, Luật đã đề cao và quy định các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị DSVH phi vật thể như: Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc ở Việt Nam; các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên dải đất hình chữ S; các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; tri thức về y học cổ truyền; văn hóa ẩm thực; trang phục, lễ hội truyền thống… Sau 23 năm thực hiện Luật DSVH 2001 và 15 năm thực hiện Luật DSVH 2009, đến nay nhiều quy định đã lỗi thời, không phù hợp và theo kịp thực tiễn. Vì thế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật DSVH đã được Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 7 và vừa thảo luận cho ý kiến để thông qua tại kỳ họp thứ 8. Việc sửa đổi Luật lần này, như Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã nhấn mạnh, là “nhằm khắc phục những bất cập, trên tinh thần kiến tạo, biến di sản thành tài sản và động lực phát triển đất nước”. Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) cũng đánh giá Dự thảo Luật DSVH (sửa đổi) 2024 là “bước tiến quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy DSVH nước nhà”. Có thể nói, thông qua các quy định, Luật DSVH đã khẳng định quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy đa dạng DSVH dân tộc, nhằm đảm bảo quyền được hưởng thụ văn hóa của người dân, đồng thời quảng bá giá trị DSVH Việt Nam ra quốc tế. Qua các lần sửa đổi, bổ sung, Luật đã duy trì và phát triển thêm một bước quan điểm của Nhà nước Việt Nam trong vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vừa phù hợp với thực tiễn, vừa đảm bảo tiếp cận những tri thức mới về khoa học bảo tồn DSVH của quốc tế cũng như các biện pháp cần thiết trong việc bảo tồn phát triển và phổ biến khoa học, văn hóa... Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Giữ vai trò tiên phong và được xem là trụ cột trong công cuộc xây dựng, phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước, Luật Điện ảnh đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2022 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1.11.2023, mở ra hành lang pháp lý thông thoáng để ngành “Nghệ thuật thứ 7” bứt phá, phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển văn hóa phải bao gồm cả thể chế và nguồn lực. Chính phủ phải có giải pháp căn cơ, lâu dài để kiến tạo thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa. Thể chế, chính sách trình Quốc hội thông qua phải tháo gỡ điểm nghẽn, vướng mắc, tồn tại lâu nay trong thực tiễn của ngành Văn hóa. |