当前位置: 当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【thứ hạng của troyes】Mecofood (MCF) đặt mục tiêu lợi nhuận đi ngang trong năm 2024 正文

【thứ hạng của troyes】Mecofood (MCF) đặt mục tiêu lợi nhuận đi ngang trong năm 2024

2025-01-24 23:41:04 来源:88Point 作者:Thể thao 点击:506次

Mecofood (MCF) đặt mục tiêu lợi nhuận đi ngang trong năm 2024

Minh Duyên

Theđặtmụctiêulợinhuậnđingangtrongnăthứ hạng của troyeso Nghị quyết HĐQT ngày 20/03/2024, MCF đã trình lên ĐHĐCĐ kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2024.

CTCP Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm (Mecofood, mã CK: MCF) thông báo về kế hoạch mua vào và bán ra trong năm 2024 là 34.000 tấn lương thực quy gạo (không đổi so với mục tiêu năm 2023). Trong đó, chủ yếu là gạo các loại (33.500 tấn), còn lúa các loại không đáng kể; phần lớn được tiêu thụ tại thị trường nội địa, chiếm 82%, còn lại dành cho xuất khẩu.

Theo Nghị quyết HĐQT ngày 20/03/2024, MCF đã trình lên ĐHĐCĐ kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2024. Cụ thể, công ty dự đoán năm 2024 sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thị trường, đặc biệt chiến tranh Đông Âu và Trung Đông làm cho giá nguyên nhiên liệu tăng lên. Đồng thời, giá lương thực trong nước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và diễn biến khó lường, gây nhiều khó khăn trong việc thu mua.

Trên cơ sở nhận định trên, MCF đã xây dựng kế hoạch SXKD với các chỉ tiêu chính như tổng doanh thu 572,5 tỷ đồng (tăng 23% so với thực hiện năm 2023) và lợi nhuận trước thuế 14 tỷ đồng, gần như đi ngang năm trước.

Trong năm 2024, MCF cho biết sẽ triển khai hợp tác khai thác nhà xưởng, máy móc thiết bị tại phân xưởng 2 xí nghiệp Cao Lãnh trực thuộc Công ty Lương thực Đồng Tháp, nhằm mục đích đầu tư mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng lương thực thực phẩm đã được ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 phê duyệt.

Ngoài ra, MCF sẽ hướng đến tổ chức tiếp thị, bán hàng vào các thị trường mới với những loại gạo phù hợp với thu nhập người dân, tiếp thị vào các cơ sở chế biến thức ăn nhanh như bún, bánh phở, mì, nui,…

Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho nguồn nguyên liệu năm nay, MCF đã ký hợp đồng bao tiêu với hợp tác xã Sản xuất Thương mại Dịch vụ Nông nghiệp Tân Đồng Tiến để thực hiện sản xuất cánh đồng lớn với diện tích 71ha lúa IR50404 tại tỉnh Long An.

Công ty sẽ thực hiện phương thức thu mua lúa tươi của nông dân sau đó vận chuyển về gia công sấy và nhập kho bảo quản, dự kiến thu hoạch trong tháng 01/2024. Năm nay, MCF cũng dự kiến sẽ dành 4.7 tỷ đồng đầu tư vào Xí nghiệp Lương thực Thực phẩm và 3.8 tỷ đồng cho Xí nghiệp Xây lắp Cơ Khí.

Ngoài lương thực, các ngành bao bì – mỹ nghệ, cơ khí và vật liệu xây dựng có đóng góp khiêm tốn hơn vào kết quả kinh doanh của MCF (23% doanh thu và 4% lãi trước thuế năm 2023). Năm nay, Công ty đặt mục tiêu tiếp tục bán ra 7 triệu chiếc bao bì, 20 container mỹ nghệ và 60.000m3 bê tông. Riêng mảng cơ khí được kỳ vọng sẽ bổ sung vào doanh thu 25 tỷ đồng.

MCF cho biết đang tìm mọi biện pháp để giảm giá thành đối với mặt hàng mỹ nghệ, thông qua giám sát chất lượng nguyên liệu đầu vào như lúa non rơm vàng; tăng tỷ lệ thu hồi sấy; tận dụng tối đa nguyên vật liệu sau gia công; sơ chế để đưa vào sản xuất phù hợp với tính chất của từng sản phẩm như giảm lúa phế, rơm phế và tận dụng lúa phế, rơm phế làm shin,…

Hưởng lợi nhờ giá gạo tăng cao trong năm 2023

Về hoạt động SXKD năm 2023, MCF ghi nhận doanh thu thuần 443,8 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ. Trong đó phần lớn là mảng lương thực chiếm 77% tổng doanh thu, tương ứng 345,1 tỷ đồng.

Công ty cho biết, nhờ giá gạo tăng đột biến và nắm bắt tình hình thị trường nên giá nguyên liệu bình quân tồn kho thấp, làm hiệu quả tăng mạnh và mang lại lãi lớn.

Kết thúc năm 2023, MCF báo lãi sau thuế 10,8 tỷ đồng, mức lãi gần như đi ngang suốt từ năm 2017. Thế nhưng, so với kế hoạch đề ra trong năm, doanh nghiệp dù vừa kịp hoàn thành mục tiêu lợi nhuận nhưng không thể hoàn thành mục tiêu doanh thu khi chỉ đạt khoảng 87%.

Đáng chú ý, trong năm 2023, Chủ tịch HĐQT Bạch Ngọc Văn nhận 10 triệu đồng thù lao, còn Phó Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Kiệt được trả 509 triệu đồng, chiếm hơn nửa số tiền chi cho tất cả thành viên. Tổng Giám đốc Lê Trường Sơn nhận 491 triệu đồng, khoảng 36% tổng chi cho Ban Tổng Giám đốc.

Được biết, năm 2004, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn đã ra quyết định về việc chuyển bộ phận doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Xây lắp Cơ khí Nông nghiệp thành công ty cổ phần với tên gọi đầy đủ là CTCP Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm, viết tắt là Mecofood. Ngành nghề kinh doanh của công ty gồm sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu và tiêu thụ nội địa các mặt hàng về lương thức, thực phẩm, nông sản; sản xuất kinh doanh máy móc thiết bị chế biến lương thực, thực phẩm...

Đến cuối năm ngoái, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – CTCP nắm 60% vốn tại MCF. Ông Văn và ông Kiệt đại diện sở hữu lần lượt 20% và 10%. Ngoài ra, đại diện còn có Phó Chủ tịch HĐQT Lê Mai Hân (10%), Thành viên HĐQT Hồ Thị Cẩm Vân (10%), Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Bình Hiển (10%).