【kèo 2/2.5 là gì】Trung Quốc nhiều lợi thế, dịch chuyển chuỗi cung ứng rất khó đoán định
Hỗ trợ doanh nghiệp ngành chế tạo tham gia vào chuỗi cung ứng | |
Dịch chuyển chuỗi cung ứng: Cơ hội vàng cho Việt Nam?ốcnhiềulợithếdịchchuyểnchuỗicungứngrấtkhóđoánđịkèo 2/2.5 là gì | |
Chuỗi cung ứng Việt Nam phản ứng thế nào trước đại dịch Covid-19 |
Để tăng nội lực phát triển, các doanh nghiệp nội cần phải đổi mới công nghệ sản xuất đủ để cung ứng được những đơn hàng lớn, tạo nền tảng để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu . Ảnh: Nguyễn Huế. |
“Giật mình” vì quá phụ thuộc Trung Quốc
Phát biểu tại Diễn đàn hợp tác thương mại và công nghiệp với các đối tác châu Mỹ năm 2020 sáng nay 25/9, tại Hà Nội, ông Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá, dịch Covid-19 không phải câu chuyện ngắn hạn mà là dài hạn. Covid-19 đẩy một số xu hướng vốn đã có trở nên nhanh hơn.
Thứ nhất là xu hướng về suy giảm kinh tế, thương mại. Xu hướng này đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng dài hạn tới các nền kinh tế toàn cầu thời gian tới.
Thứ hai là xu hướng chủ nghĩa bảo hộ. Covid-19 là một tác nhân quan trọng đẩy xu hướng này gia tăng thêm.
Ông Trần Toàn Thắng đặc biệt tập trung phân tích vào xu hướng thứ ba là xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng, tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là các chuỗi ở Trung Quốc.
“Covid-19 làm các quốc gia giật mình là đang phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung. Vấn đề này hình thành từ giai đoạn trước, trong quá trình chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ và kéo dài sang giai đoạn Covid-19 gần đây”, ông Thắng nói.
Các quốc gia sẽ dần lấy sản xuất trở về nước mình. Các chuỗi dần ngắn lại mang tính khu vực nhiều hơn; đồng thời nhân rộng, nhân nhanh các chuỗi dựa trên sản phẩm công nghệ… Các xu hướng này đều dẫn đến ngụ ý là FDI toàn cầu có thể giảm.
Liên quan tới vấn đề chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Bùi Huy Sơn, Tham tán Công sứ, Thương mại Việt Nam tại Mỹ nhìn nhận, chuyển dịch chuỗi cung ứng là quá trình liên tục theo quy luật thị trường và vấn đề này sẽ ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Thời gian qua, các trung tâm tài chính dần hình thành gồm châu Âu-Mỹ-châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và các khu vực phụ trợ. Theo Liên Hợp Quốc, năm 2018, riêng Trung Quốc cung cấp tới 28% sản lượng toàn cầu.
Từ năm 2018, vấn đề chuyển dịch chuỗi cung ứng bắt đầu thu hút nhiều sự quan tâm. Đó là bởi sự thay đổi đột ngột trong chính sách của Mỹ nhằm thu hút đầu tư “hồi hương” với mục tiêu “Nước Mỹ trên hết” (ví dụ điển hình như việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương; áp thuế nhôm, thép, dàm phán lại các FTA…)
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang. Điều này đã tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp tại thị trường Trung Quốc.
Đáng chú ý, ông Sơn nhấn mạnh, việc dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu là yếu tố chưa từng được dự báo, đã khiến thương mại toàn cầu bị ngưng trệ do một mắt xích “Trung Quốc”.
Thời gian gần đây, xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng nhằm giảm sự lệ thuộc vào một “mắt xích”, tăng tính an toàn cho hệ thống, kèm theo đó là các lợi ích của mỗi quốc gia.
Để thúc đẩy quá trình này, Mỹ đã triển khai nhiều giải pháp theo hướng vừa “đẩy” vừa “kéo”. Cụ thể như, Mỹ áp thuế cao tới 25% trên diện rộng với 370 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc; hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước; tập hợp lực lượng qua các đề xuất đa phương như Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Tái Bình Dương, Mạng Kinh tế Thịnh vượng (QUAD Plus)…
Bên cạnh đó, Mỹ còn kiểm soát chặt hoạt động đầu tư ra nước ngoài, từ nước ngoài trong các dự án, công nghệ nhạy cảm; cấm trực tiếp các sản phẩm Trung Quốc (Huawei, Tiktok, WeChat…).
Chuyển dịch khó đoán định
Bất chấp những nỗ lực từ Mỹ, ông Sơn nhận định “bức tranh” dịch chuyển thời gian tới vẫn rất khó đoán định.
Đó là bởi Trung Quốc là thị trường có sức hấp dẫn riêng ở các góc độ như chi phí, chất lượng, quy mô thị trường cũng như những quyết tâm cải cách và đang phục hồi sau dịch. Ngoài ra, việc chuyển dịch cũng đòi hỏi chi phí lớn. Các sáng kiến đa phương của Mỹ cũng chưa được triển khai mạnh, nguồn lực cam kết hạn chế.
“Việc quyết định chuyển dịch được nhìn nhận sẽ đơn giản hơn với các ngành dược phẩm, thiết bị y tế, dệt may, cơ khí, điện tử, hóa chất. Mô hình Trung Quốc +1 sẽ là bước thử nghiệm. Các ngành công nghệ cao sẽ quyết định chuyển dịch khó khăn”, ông Sơn nói.
Với riêng Việt Nam một số chuyên gia cho rằng, trong quá trình tham gia xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng, bên cạnh những thế mạnh sẵn có như vị trí địa lý, địa chính trị, gần đây Việt Nam còn tạo được lợi thế mới về năng lực kiểm soát khủng khoảng, nhất là với dịch Covid-19. Điều này tác động rất mạnh tới tính toán của nhà đầu tư khi tính toán đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam có sự kết nối tự do với các thị trường lớn nhờ các FTA, ví dụ như FTA Việt Nam-EU, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),… Đây sẽ là cú hích quan trọng mong chờ giúp Việt Nam tiến nhanh hơn trong quá trình phục hồi kinh tế.
Dù vậy, Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện hơn để có thể tham gia tốt vào qua trình chuyển dịch chuỗi cung ứng, điển hình như, mạng lưới sản xuất, liên kết chuỗi; cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh (giao thông, thanh toán, thông tin…); xây dựng đội ngũ lao động tay nghề cao…
Với doanh nghiệp, khuyến nghị được ông Sơn đưa ra là phải là đón bắt cơ hội từ chuyển dịch chuỗi cung ứng gắn với tầm nhìn dài hạn về chất lượng, hiệu quả chứ không chỉ lợi ích tăng trưởng xuất khẩu trước mắt.
Các doanh nghiệp cũng phải lưu ý thêm rằng khi doanh nghiệp đã đạt năng lực cạnh tranh cao, xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng luôn mở ra cơ hội mới không chỉ gắn với Mỹ hay Trung Quốc mà sẽ mở ra cơ hội với các thị trường khác, các nhà cung cấp khác… để có sự chuẩn bị kỹ càng tận dụng cơ hội từ nhiều thị trường.
下一篇:Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
相关文章:
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- Nam Định: Dự án xây kênh nối Đáy
- Cảnh báo 4 mã độc đặc biệt nguy hiểm
- Người dân cần chủ động và tích cực phòng chống cúm mùa
- Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- Giọng hát trong trẻo của công chúa Campuchia
- Kho bạc Nhà nước ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin
- Thứ trưởng Bộ Tài chính làm việc với Tuyên Quang về thực hiện NSNN
- Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- Cao Bằng: Bắt giữ đối tượng vận chuyển 10 kg ma túy tổng hợp vào Việt Nam
相关推荐:
- Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- Bão Yagi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn
- Bộ trưởng Bộ Tài chính thăm và làm việc tại Trường Cao đẳng Tài chính
- Chốt tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 là 7,3%
- Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- Cặp đôi để dành nụ hôn đầu cho đám cưới, ai cũng ủng hộ
- Hà Nội: Phát hiện, thu giữ 114 kg kỳ đà không rõ nguồn gốc
- Nghe tâm sự của chồng sắp cưới khi say, tôi đau đớn muốn hủy hôn
- Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- Bộ Giao thông vận tải đề xuất 3 phương án xây cao tốc Bắc
- Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết