Được dành thời gian nhiều gấp đôi các dự ánluật khác (trọn ngày 21/6),óabấtcôngtừđấbxh bồ đào nha 2 song cuối giờ, vẫn còn đến 106 đại biểu đã đăng ký, mà không còn thời gian đăng đàn góp ý, mới thấy Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Dự thảo) đang còn trăm mối ngổn ngang. Cũng cần nói thêm rằng, Dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ năm này đã được hoàn thiện trên cơ sở chắt lọc hàng trăm ý kiến đại biểu ở Kỳ họp thứ tư, ở Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách hồi tháng 4 năm nay. Đặc biệt là đã chắt lọc từ 12 triệu ý kiến góp ý của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước, trong đó có trên 1 triệu góp ý về tài chínhđất đai, trọng tâm là giá đất. Song, dù vô cùng quan trọng, dù lần sửa đổi này đã có bước đột phá là bỏ khung giá đất, bảng giá đất được ban hành hằng năm, thì giá đất vẫn không phải là chìa khóa duy nhất để mở cánh cửa công khai, minh bạch, công bằng, sòng phẳng với người dân và doanh nghiệp. Bởi qua nhiều vòng góp ý, từ quy hoạch, kế hoạch, chế độ sử dụng, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho đến đấu giáquyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư… vẫn chưa thực sự tường minh. Liên quan đến thu hồi đất vẫn còn đại biểu đặt vấn đề về quan điểm, đó là cần xác định thu hồi đất có phải là trưng mua quyền sử dụng đất hay không. Lý do là Hiến pháp quy định “tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa, trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh..., Nhà nước trưng mua, trưng dụng và có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”. Vị này phân tích, Nhà nước chỉ có 2 phương thức để lấy đi tài sản, quyền tài sản của công dân là qua trưng mua và trưng dụng. Trưng dụng thì đã rõ, còn trưng mua thì chưa được pháp luật đất đai quy định rõ, mà hiện mới quy định dưới hình thức thu hồi đất. Nghị quyết 18-NQ/TW khẳng định “quyền sử dụng đất là một quyền tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ". Đối chiếu với quy định này, vị đại biểu trên cho rằng, quy định về thu hồi đất tại Dự thảo cho thấy, tài sản, quyền tài sản của người dân chưa thực sự được đảm bảo theo quy định của Hiến pháp và bất lợi thuộc về phía người có quyền sử dụng đất, cũng như chủ tài sản gắn liền với đất bị thu hồi. Vẫn liên quan đến thu hồi đất, cả Ủy ban Kinh tếvà nhiều ý kiến tại nghị trường đều kiên nhẫn nhắc lại quan điểm rằng, quy định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, mà lại dẫn chiếu sang các trường hợp đấu giá tạo lập quỹ đất và đấu thầu là chưa rõ ràng. Bởi đấu giá quyền sử dụng đất hay đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư chỉ là cách thức giao đất, cho thuê đất, mà không phải là tiêu chí để xác định trường hợp thu hồi đất. Hơn nữa, Nhà nước thu hồi đất để đấu giá quyền sử dụng đất, bao gồm cả dự án nhà ở thương mại. Trường hợp này rất khó để xác định có thuộc phạm vi phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hay không. Mặc dù theo quy định này, Nhà nước thu hồi đất để tạo lập quỹ đất nhằm thu địa tô chênh lệch, điều tiết nguồn lợi từ đất đai cho xã hội, nhưng rõ ràng, thu hồi đất trong trường hợp này là rất khó để chứng minh thuộc trường hợp thật cần thiết theo Điều 54, Hiến pháp. Một vài dẫn chứng như thế để thấy, ngay từ việc xác định quan điểm lớn của các chính sách ở Dự thảo cũng cần tiếp tục mổ xẻ. Chỉ một vấn đề liên quan đến thu hồi đất nhưng đã khiến đại biểu phải viện dẫn từ Hiến pháp đến nghị quyết, phải kiên trì quan điểm từ kỳ họp này sang kỳ họp khác. Điều đó cho thấy độ khó trong sửa đạo luật rất quan trọng này, nhưng cũng nói lên rằng, kỹ càng bao nhiêu cũng chưa đủ. Bởi, khi còn chưa thuyết phục được đại biểu của dân, thì luật cũng rất khó đi vào cuộc sống. Các vị đại diện cho dân có “khó tính” đến mức nào cũng là để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cử tri, trong đó đương nhiên có mong muốn xóa bỏ bất công từ đất. Tất nhiên, xóa bỏ, hay khả thi hơn là giảm dần những bất công từ đất đai không chỉ phụ thuộc vào việc sửa đổi Luật Đất đai lần này và chỉ luật này. Nhưng, một Luật Đất đai mới không còn tình trạng đất hai giá, mà tường minh về giá đất; không còn lạm dụng vì mục đích công cộng, mà thu hồi đất tràn lan, tóm lại là không có bóng dáng lợi ích nhóm, cài cắm lợi ích, nhận phần dễ về Nhà nước, đẩy phần khó cho dân… sẽ góp phần quan trọng hạn chế được những bất công từ đất. |