【kèo indonesia】Cục Thuế Nghệ An: Quyết liệt cải cách và sắp xếp bộ máy để tối ưu hiệu quả thu ngân sách
Hiện tại,ụcThuếNghệAnQuyếtliệtcảicáchvàsắpxếpbộmáyđểtốiưuhiệuquảthungânsákèo indonesia cục Thuế Nghệ An cũng đang quyết liệt và nỗ lực xây dựng Đề án và triển khai sắp xếp, sáp nhập các chi cục thuế (CCT) quận, huyện, thị xã, thành phố thành CCT khu vực. Xung quanh vấn đề này, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Thanh Hải, Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An.
* PV: Là một trong những đơn vị đi đầu của ngành Thuế cả nước trong công tác cải cách thủ tục hành chính (CCHC) và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quy trình quản lý thuế, ông có thể đánh giá khái quát về kết quả đạt được của công tác này tại Cục Thuế Nghệ An?
- Ông Trịnh Thanh Hải:Cùng với nhiệm vụ thu ngân sách, công tác CCHC là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong thời gian qua và những năm tới. Chúng tôi luôn tâm niệm rằng, đây là cơ hội để ngành Thuế tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) và người dân phát triển sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư; từ đó, giúp cho nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) phát triển bền vững.
Cùng với đó, Cục Thuế Nghệ An đã liên tục tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ trực tiếp DN trên mọi lĩnh vực để lắng nghe các ý kiến và tìm giải pháp giúp DN khắc phục, vượt qua khó khăn, thách thức.
Mặt khác, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền hiệu quả dưới nhiều hình thức, Cục Thuế Nghệ An đưa ứng dụng CNTT vào tất cả các khâu, các bộ phận trong công tác quản lý thuế và quản lý nội bộ ngành; tổ chức triển khai, hướng dẫn kịp thời các ứng dụng phục vụ người nộp thuế thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, … một cách nhanh chóng thuận tiện, hiệu quả nhất. Kết quả giải quyết các thủ tục hành chính thuế luôn đảm bảo xấp xỉ 100% trước hạn và đúng hạn.
|
Với những nỗ lực và quyết tâm đó, Cục Thuế được lãnh đạo tỉnh đánh giá là đơn vị đứng đầu trong toàn tỉnh Nghệ An về thực hiện tốt CCHC và đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong công tác CCHC.
* PV: Thưa ông, công tác thuế thường đòi hỏi sự quan tâm, đồng hành của các cấp chính quyền. Ông có thể chia sẻ về sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền trong công tác chống thất thu ngân sách và thu hồi nợ thuế ở Nghệ An trong thời gian qua?
- Ông Trịnh Thanh Hải:Trong những năm qua, Cục Thuế Nghệ An luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán được giao, số thu năm sau cao hơn năm trước. Để đạt được thành tích đó, Cục Thuế Nghệ An đã áp dụng đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp nhằm tăng thu NSNN, chống thất thu thuế, thu hồi nợ đọng thuế, trong đó, không thể không nhắc tới việc phối hợp với chính quyền các cấp trong công tác quản lý thuế.
Do vậy, tôi cho rằng, nếu chỉ riêng ngành Thuế thì khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách, mà luôn cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền địa phương. Ở Nghệ An, những năm vừa qua, công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và cấp ủy, chính quyền và các sở, ban, ngành hữu quan có thể nói là rất tốt. Bản thân tôi nghĩ rằng, ngành Thuế Nghệ An may mắn khi nhận được sự quan tâm này và có thể nói là không mong đợi gì hơn nữa từ sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và các sở, ban, ngành. Đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo tỉnh rất quan tâm và liên tục chỉ đạo quyết liệt tới từng dự án, đơn vị, DN.
Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự quyết tâm, nỗ lực ngay từ đầu năm, kết quả thu ngân sách của Cục Thuế Nghệ An trong 4 tháng đầu năm 2018 đạt 3.397 tỷ đồng, bằng 32% dự toán, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2017.
* PV: Được biết, theo chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ 18, đến năm 2020, số thu ngân sách trên địa bàn sẽ đạt từ 25.000 - 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tới nay, số thu NSNN thực tế của tỉnh Nghệ An còn cách xa con số mục tiêu đó. Ông có lý giải gì về điều này?
- Ông Trịnh Thanh Hải:So với mặt bằng chung của cả nước, kinh tế Nghệ An còn khó khăn, thu chưa đảm bảo được nhiệm vụ chi ngân sách hàng năm. Do đó, chỉ tiêu thu NSNN luôn là sức ép đối với ngành Thuế.
Nghệ An luôn đặt ý chí cao nhất để thoát nghèo và một trong những tiêu chí để đạt được mục tiêu này là phải cân đối được thu - chi. Do vậy, nghị quyết đã đưa ra mục tiêu số thu ngân sách đến năm 2020 đạt từ 25.000 - 30.000 tỷ đồng. Đây là quyết tâm rất lớn của Đảng bộ, nhân dân Nghệ An và cơ quan thuế chúng tôi cũng nỗ lực để thực hiện quyết tâm này. Nếu chỉ tiêu thu này đạt được, thì thực sự tầm vóc của đơn vị thuế địa phương sẽ tiếp tục được khẳng định vững chắc hơn.
Để tăng nguồn thu cho NSNN hướng tới mục tiêu đó, trong những năm qua, công tác thu hút đầu tư của Nghệ An đã được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm đẩy mạnh. Tôi nghĩ rằng, chưa có thời kỳ nào mà công tác thu hút đầu tư lại được làm mạnh, bài bản như những năm vừa qua và thực tiễn Nghệ An đã có sự hiện diện của rất nhiều DN lớn, mang tầm vóc quốc gia. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, số thu NSNN từ các đơn vị này vẫn chưa được như kỳ vọng. Có một thực tế là, ngành Thuế chỉ thu NSNN trên những số liệu được tính toán trong khả năng thu, còn con số kỳ vọng là mục tiêu hướng đến. Hay nói cách khác, có thể năm nay, số thu NSNN thực tế vẫn còn khá xa với số mục tiêu. Nhưng nếu sang năm, khi Nghệ An có thêm sự vận hành của một số dự án lớn, thì mục tiêu đó có thể đạt được khi kết thúc nhiệm kỳ.
Trong năm 2018, Cục Thuế Nghệ An tiến hành sáp nhập 11 CCT thành 5 CCT thuế khu vực, gồm: sáp nhập CCT huyện Con Cuông và Anh Sơn, thành CCT khu vực Tây Nghệ I; sáp nhập CCT huyện Kỳ Sơn và Tương Dương, thành CCT khu vực Tây Nghệ II; sáp nhập CCT thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn, thành CCT khu vực Phủ Quỳ I; sáp nhập CCT huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong, thành CCT khu vực Phủ Quỳ II; sáp nhập CCT Diễn Châu và Yên Thành, thành CCT khu vực Bắc Nghệ An.
Xung quanh câu chuyện này còn nhiều ý kiến, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo tỉnh và những người trong ngành như chúng tôi cũng có nhiều trăn trở. Bởi tính tới thời điểm này, thời gian đã qua gần nửa nhiệm kỳ, nhưng khoảng cách để đạt tới mục tiêu nêu trên vẫn còn khá xa. Do vậy, trong hội nghị giữa nhiệm kỳ sắp tới, tỉnh Nghệ An sẽ có đánh giá, tính toán lại các chỉ tiêu, trong đó bao gồm cả chỉ tiêu này.
* PV: Vậy còn câu chuyện “nóng” hiện nay là sáp nhập các CCT thành CCT vùng, Cục Thuế Nghệ An dự kiến thực hiện thế nào, thưa ông?
- Ông Trịnh Thanh Hải: Việc tinh giản biên chế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, nên Cục Thuế Nghệ An hiện đang quyết liệt và nỗ lực triển khai. Vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã có quyết định về việc sắp xếp, sáp nhập các CCT quận, huyện, thị xã, thành phố thành CCT khu vực. Tiếp đó, Tổng cục Thuế cũng đã có quyết định triển khai và văn bản hướng dẫn các cục thuế xây dựng đề án để thành lập các CCT khu vực.
Trên tinh thần chỉ đạo và hướng dẫn đó, Cục Thuế Nghệ An cũng đã yêu cầu các CCT trên địa bàn họp để quán triệt và lấy ý kiến toàn thể cán bộ công nhân viên, người lao động. Theo đó, trên các căn cứ pháp lý hiện hành và điều kiện thực tiễn tại địa phương, Cục Thuế Nghệ An đã xây dựng dự thảo đề án thành lập CCT khu vực.
Dự thảo đề án đưa ra lộ trình thực hiện thành 2 giai đoạn: Năm 2018 và năm 2020. Cụ thể. Năm 2018, sáp nhập 11 CCT thành 5 CCT; giảm từ 21 CCT xuống còn 15 CCT. Năm 2020, sáp nhập 9 CCT thành 4 CCT; giảm số lượng còn 10 CCT. Như vậy, theo lộ trình này, tính đến 31/12/2020, Cục Thuế Nghệ An sẽ còn 10 CCT, bằng 47,6% số lượng CCT tại thời điểm ngày 30/4/2018.
Trong tương lai, Nghệ An dự kiến hướng tới thành lập 5 CCT theo 5 vùng: TP. Vinh, Bắc Nghệ, Phủ Quỳ, Tây Nghệ, Sông Lam.
Để tăng cường hiệu quả thực hiện việc sáp nhập các CCT, chúng tôi sẽ tiếp tục phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, Chính phủ và Bộ Tài chính về ý nghĩa, mục đích của việc thành lập CCT khu vực. Đồng thời, rà soát, đánh giá đội ngũ công chức hiện có để thực hiện bố trí, sắp xếp công chức tại CCT khu vực đảm bảo các nguyên tắc: Bố trí đúng người, đúng việc đảm bảo phát huy đầy đủ năng lực, sở trường, trình độ công chức phù hợp với yêu cầu quản lý và tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân sự CCT khu vực theo đề án được phê duyệt.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Mai An - Duy Thái