【kết quả mumbai city】Ông trương Đình Hoè, Tổng Thư ký VASEP: Xuất khẩu thuỷ sản phấn đấu đạt 8,6 tỷ USD

时间:2025-01-25 10:12:04 来源:88Point
0807 ong hoe
Ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký VASEP

Ông đánh giá thế nào về tình hìnhxuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2020?

Theo số liệu của cơ quan Hải quan 5 tháng đầu năm 2020, kim ngạch XK thuỷ sản đạt 3 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ 2019. Kết quả này không quá tồi tệ cho ngành thuỷ sản trong điều kiện ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 trong suốt nhiều tháng vừa qua.

Một điểm ghi nhận là mặt hàng tôm tăng trưởng khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2019, đây là kết quả rất đáng ghi nhận của quá trình đeo đuổi của các DN tôm trong quá trình khắc phục những khó khăn. Tuy nhiên, sản phẩm cá tra lại giảm khá mạnh, khoảng 27%. Đây là yếu tố được nằm trong dự kiến được đánh giá từ trước. Bởi mặt hàng cá tra đang trong xu hướng XK nhiều vào thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, XK vào thị Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2020 bị hạn chế rất nhiều do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, XK cá tra vào thị trường châu Âu là thị trường lớn về XK cá tra của Việt Nam cũng ảnh hưởng nặng nề, khiến XK giảm khá nhiều.

Có thể thấy, mặt hàng tôm sẽ gia tăng hơn so với năm ngoái, một trong lý do là các quốc gia cạnh tranh đang phải đối phó với dịch Covid, trong khi Việt Nam đã có sự kiểm soát tốt về dịch bệnh, tiếp đó là việc sản xuất từ nguyên liệu của ngành tôm ổn định, không bị đình trệ.

Nguồn cung về tôm của thế giới trong năm nay có thể bị ảnh hưởng, đó cũng là lợi thế để tôm Việt Nam có thể cung cấp được. Trên cơ sở đó có thể đạt được giá trị khoảng 3,8 tỷ USD, tăng thêm khoảng 300 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mặt hàng cá tra có thể không đạt được kim ngạch XK 2 tỷ USD như dự kiến ban đầu, nhưng các DN cá tra cũng phấn đấu để đạt được giá trị XK khoảng 1,6-1,8 tỷ USD trong năm nay.

Bên cạnh đó, mặt hàng hải sản cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ các vấn đề liên quan thị trường dịch bệnh. Trong đó, mặt hàng cá ngừ có sự giảm sút rất mạnh. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đạt mục tiêu cho XK hải sản trong năm nay đạt 3,2 tỷ USD, để đảm bảo được sự nỗ lực chung của toàn ngành thuỷ sản XK đạt khoảng 8,6 tỷ USD.

Thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hiện nay và làm gì để vượt qua thách thức này, thưa ông?

Thách thức lớn nhất các DN xuất khẩu thuỷ sản phải vượt qua trong năm nay là thách thức của đại dịch Covid-19 trong điều kiện các quốc gia không duy trì được các thị trường, các vấn đề liên quan.

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, hoạt động của nhà hàng, khách sạn bị ngưng trệ, việc thực hiện giãn cách xã hội, các sản phẩm phục vụ nhà hàng, khách sạn, tiêu dùng… không bán được. Do đó, đã có sự chuyển hướng hoạt động nhập khẩu phục vụ cho bán lẻ và bữa ăn gia đình, hay nói cách khác là sự dịch chuyển GTGT từ các sản phẩm có giá trị cao về các sản phẩm có giá trị truyền thống , sản phẩm có mức độ giá trị trung bình. Trên cơ sở đó có thể đánh giá được nhu cầu thị trường để có những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu này.

Sự chuẩn bị cần có thời gian và tiếp tục duy trì tốc độ nuôi trồng thuỷ sản hiện nay hết sức quan trọng. Trong mấy tháng qua, về cơ bản có sự tác động rất tốt từ việc chủ động kiểm soát dịch bệnh trong nước, nên các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều trong việc nuôi trồng, tạo nguồn nguyên liệu.

3135 img 6707
Xuất khẩu thuỷ sản năm nay dự báo sẽ về đích 8,6 tỷ USD. Ảnh: T.H

Từ bên ngoài, cái khó nhất là các hoạt động phục hồi kinh tế của các quốc gia hết sức cẩn trọng, không thể đẩy nhanh hơn được. Điều này tác động đến việc tiếp cận các sản phẩm thuỷ sản của các nước, thậm chí có thể làm gia tăng chi phí.

Tín hiệu tốt hiện nay các là các nước đang tập trung giải pháp phục hồi kinh tế, nhất là các nước là thị trường nhập khẩu chính của thuỷ sản Việt Nam, như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu…hy vọng XK sang các thị trường này sẽ phục hồi nhanh.

Vậy, để phát triển ngành Thuỷ sản, các doanh nghiệp kiến nghị gì với cơ quan chức năng thưa ông?

Nhằm thúc đẩy phát triển ngành thủy sản về lâu dài, kiến nghị Chính phủ và các Bộ tạo điều kiện và hỗ trợ cho DN thủy sản thực hiện phát triển thị trường và nghiên cứu phát triển trong bối cảnh mới. Theo đó, chỉ đạo và có cơ chế để khôi phục hoặc tái lập Quỹ Phát triển thị trường thủy sản; Ban hành chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất.

Bên cạnh đó, hỗ trợ phát triển và tăng sức cạnh tranh cho ngành nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh các nước trong khu vực đang có giá thành nuôi tốt hơn: Mở rộng thêm tín dụng cho xây dựng trại nuôi mới và mở rộng các trại nuôi; Khuyến khích các công nghệ nuôi tiên tiến, giảm ô nhiễm môi trường, tăng cao năng suất và giảm dịch bệnh.

Thúc đẩy và hỗ trợ mạnh cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành thuỷ sản. Trước mắt xin đề xuất 2 dự án. Đó là, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động nuôi tôm ở Việt Nam nhằm giúp người nuôi tôm tiếp cận nhiều hơn với công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu thông tin (kỹ thuật nuôi tôm, giá cả và thông tin thị trường), kết nối thị trường (trao đổi hàng hoá, mua sắm thiết bị, công nghệ), trao đổi kinh nghiệm; Triển khai sàn giao dịch điện tử cho con giống tiến tới có thể phát triển hình thức mua bán tương lai mặt hàng con giống theo mục tiêu quản lý chất lượng và giảm giá thành

推荐内容