Phát biểu tại diễn đàn,ủtướngNguyễnXuânPhúcPhảibắttayngayvàoxâydựngchínhphủsốsoi kèo 88.net Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Vietnam ICT Summit 2018 là diễn đàn của hành động và "chúng ta cùng đồng tâm hiệp lực để hành động thành công". Trước hết là xây dựng thành công chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số ở Việt Nam, “một chủ đề chúng ta đã quan tâm từ lâu, phải bắt tay vào ngay”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thế giới đang chuyển từ kỷ nguyên của điện tử hóa, tự động hóa và tin học hóa sang kỷ nguyên số hóa, thông minh hóa và trí tuệ nhân tạo. “Chúng ta thấy đã xuất hiện những mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt so với truyền thống như các hãng truyền thông toàn cầu, nhưng không sở hữu quyền tác giả của một tin tức nào, hãng taxi toàn cầu nhưng không sở hữu chiếc xe nào, khách sạn toàn cầu nhưng không sở hữu phòng khách sạn nào..., đã và đang góp phần định hình nên một thời đại kinh tế mới, thời đại của kinh tế số” - Thủ tướng nói.
Theo người đứng đầu Chính phủ, cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra thời đại mới trong tiến trình phát triển của nhân loại - thời đại số được dự báo tác động mạnh mẽ lên mọi hoạt động của Chính phủ và toàn xã hội. Đây chính là cơ hội lịch sử song đầy thách thức đối với công cuộc cải cách và phát triển đất nước.
Để không bỏ lỡ cơ hội này, trước hết, Chính phủ phải tự đổi mới, chuyển đổi để trở thành một chính phủ của thời đại 4.0, có đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số. Đồng thời, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để phát huy được những thuận lợi do việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số mang lại, đáp ứng được những thách thức của thời đại kinh tế số.
Diễn đàn có sự tham dự của hơn 600 đại biểu. |
Thủ tướng đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì soạn thảo nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025; xác định rõ mục tiêu, vai trò, trách nhiệm và lộ trình cụ thể trong triển khai chính phủ điện tử và thiết lập hệ thống chỉ số trong giám sát hiệu quả thực thi, tránh tình trạng làm hình thức mà không bảo đảm yêu cầu.
Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần quyết tâm thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế; tập trung triển khai các giải pháp nền tảng công nghệ chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dành nguồn lực để phát triển chính phủ điện tử trên cơ sở xác định mục tiêu trọng tâm và ưu tiên đầu tư xây dựng chính phủ điện tử trong ngắn hạn, trung hạn và rà soát, sắp xếp lại nguồn lực và huy động nguồn lực còn thiếu từ các nguồn, kể cả xã hội hóa và vay thương mại; nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, nhận thức về chính phủ điện tử, kinh tế số, hạ tầng số.
Cũng tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn nghiên cứu sơ bộ của Công ty tư vấn BCG cho thấy, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm từ 8 tỷ đến 18 tỷ USD mỗi năm. Đây là động lực để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng cũng như thúc đẩy các nỗ lực cải cách hiện nay mà Chính phủ đang thực hiện một cách mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cơ hội không tự nhiên đến với một quốc gia thụ động chờ đợi, thụ động tiếp nhận những thay đổi do cuộc cách mạng đem lại.
“Tôi tin rằng, tất cả chúng ta đều cảm nhận được và chia sẻ cơ hội mới có tính bước ngoặt này đang đến với đất nước chúng ta. Cùng với đó, các doanh nghiệp công nghệ, nhân lực công nghệ thông tin sẽ ngày càng đóng vai trò tích cực, đóng góp lớn vào nhiệm vụ hiện thực hóa cơ hội phát triển này. Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chúng tôi cam kết sẽ đi tiên phong, là đối tác tin cậy của tất cả các bên để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Trí Dũng cho hay./.
Hồng Quyên