Doanh nghiệp Nhật Bản nêu vướng mắc tại buổi họp. Ảnh: N.Hiền Tại buổi họp,ỡvướngthủtụcXNKhàngthựcphẩmchodoanhnghiệpNhậtBảlukky88 các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định, hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật phải bao gồm cả giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Ngoài ra, trong quy định danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch tại Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT, chứng nhận kiểm dịch còn được yêu cầu đối với cả thực phẩm chế biến có nguồn gốc thực vật.
Theo các doanh nghiệp Nhật Bản, yêu cầu này là không cần thiết, do mục đích của việc kiểm dịch là nhằm bảo vệ nền nông nghiệp trong nước trước sự xâm nhập của sâu bệnh có hại. Tuy nhiên, các sản phẩm như bơ lạc, chè túi lọc, gluten… đều đã qua chế biến công nghệ cao nên sẽ không có nguy cơ nhiễm sâu bệnh.
Phản hồi ý kiến trên của các doanh nghiệp Nhật Bản, ông Lê Sơn Hà, đại diện Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, theo Thông tư 30 ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam và Quyết định 2515/QĐ-BNN-BVTV ban hành bảng mã số HS của danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã loại bỏ các vật thể không còn nguy cơ mang theo vi sinh vật gây hại, các loại thực phẩm đã chế biến sâu như bơ lạc, chè túi lọc đều không phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu, nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo ông Hà, riêng mặt hàng gluten vẫn sẽ phải thực hiện kiểm dịch thực vật do thực tế đã từng phát hiện có sản phẩm gluten có vi sinh vật gây hại. Nếu muốn được miễn thủ tục này, các doanh nghiệp Nhật Bản có thể cung cấp cho các cơ quan chức năng thông tin chi tiết về quá trình chế biến của sản phẩm.
Tại buổi họp, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng phản ánh tình trạng lệ phí, thời gian thẩm tra đối với thực phẩm chế biến và chất phụ gia không được áp dụng theo pháp luật. Nếu DN nộp phí cao thì được giải quyết nhanh.
“Chúng tôi đã nhận được phản hồi từ cơ quan chức năng của Việt Nam về việc hiện tại đã có thể xin phép trực tuyến do vậy không thể phát sinh các hành vi vi phạm, nhưng các doanh nghiệp nhập khẩu lại phản hồi rằng họ không biết việc có thể xin phép trực tuyến. Như vậy có thể nói là dịch vụ xin phép trực tuyến chưa được phổ biến tới các cơ quan liên quan”- đại diện doanh nghiệp Nhật Bản phát biểu.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, từ cuối năm 2014, Cục đã triển khai đăng ký khai báo sản phẩm theo phương thức trực tuyến, doanh nghiệp không phải tới cơ quan để nộp hồ sơ mà chỉ có thể nộp qua mạng. Việc nộp phí cũng được thực hiện qua mạng. “Toàn bộ quá trình làm các thủ tục trên, hoàn toàn không có sự tiếp xúc giữa doanh nghiệp với chuyên viên thì làm sao có thể phát sinh chi phí?” – ông Long đặt câu hỏi. Theo ông Long, có khả năng doanh nghiệp thuê công ty dịch vụ làm các thủ tục đăng ký khai báo sản phẩm, khiến cho chi phí bị đẩy lên cao.
Về vấn đề dịch vụ đăng ký trực tuyến chưa được phổ biến rộng rãi, ông Long cho hay, từ khi triển khai, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã đăng tải thông tin trên website của ngành và các phương tiện truyền thông. Ngoài ra, trong năm 2015 đã có hơn 30.000 sản phẩm được đăng ký khai báo qua mạng. Do đó, có thể nói thủ tục này đã được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp. |