【dự đoán tỉ số bóng đá】Mía đường khốn khó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT gỡ thế nào?
Giãn thực thi ATIGA: Ngành mía đường có lối thoát? | |
Không xây thêm nhà máy mía đường, chỉ mở rộng công suất | |
Ngành mía đường chao đảo |
Dự kiến tình hình sản xuất mía đường niên vụ 2019/2020 sẽ tiếp tục giảm so với niên vụ 2018/2019. Nguồn: Internet |
Tồn kho tới 75%
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam: Niên vụ mía đường 2018/2019 là năm thứ ba liên tiếp chịu sự tác động tiêu cực của khí hậu thời tiết, giá cả, thị trường trong nước và quốc tế, nhất là kết quả kinh doanh giảm sút, thua lỗ của nhiều nhà máy/công ty trong niên vụ 2017/2018. Tính đến ngày 15/3, có 36/36 nhà máy đường đã vào vụ sản xuất, ép được gần 8 triệu tấn mía, sản xuất được 750.000 tấn đường các loại.
Đáng chú ý, tình hình tiêu thụ đường rất chậm do tồn kho từ vụ trước lớn. Cộng cả tồn kho vụ trước và hiện nay khoảng 75%. Giá đường có được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, giá bán phổ biến đường kính trắng RS khoảng 10.500 đồng/kg. Nguyên nhân giá thấp chủ yếu là tồn kho lớn từ trước, buôn lậu chưa giảm. Bên cạnh đó, đường lỏng tiếp tục nhập khẩu gia tăng (năm 2014 nhập khẩu 46.000 tấn thì năm 2018 nhập khẩu 140.000 tấn, tăng hơn 3 lần)...
Theo ông Phạm Quốc Doanh-Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam: Ước thực hiện niên vụ 2018/2019, sản lượng mía đạt khoảng 14 triệu tấn, sản lượng đường đạt khoảng 1,3 triệu tấn, giảm so với niên vụ trước và tương đương niên vụ 2015/2016 và 2016/2017.
Dự kiến tình hình sản xuất niên vụ 2019/2020 sẽ tiếp tục giảm so với niên vụ 2018/2019 khi diện tích còn khoảng 220.000ha, sản lượng mía khoảng 13 triệu tấn và sản lượng đường khoảng 1,25 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018/2019.
Ông Doanh cho hay: Tại nhiều nước, cơ cấu sản phẩm đường chỉ chiếm 60%, còn lại 40% là các sản phẩm phụ (điện, cồn, phân vi sinh...). Trong khi đó, các nhà máy Việt Nam chủ yếu làm ra sản phẩm đường nên chi phí giá thành sản xuất cao, không đủ sức cạnh tranh với đường của các nước, nhất là đường Thái Lan.
Xuất phát từ thực tế trên, vấn đề đặt ra hiện nay là cơ cấu lại công nghiệp chế biến đường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm; phấn đấu giá thành đường dưới 10.000 đồng/kg.
Theo hướng đi này, cùng với sản phẩm đường các loại (đường trắng, đường luyện, đường oganic...), các doanh nghiệp/nhà máy sẽ phát triển thêm các sản phẩm như: Điện sinh khối từ bã mía; nhiên liệu sinh học (ethanol, cồn từ mật rỉ và mía); phân bón hữu cơ, vi sinh từ bã bùn…
Giảm giá tối đa ở tất cả các khâu
Hiện tại, cả nước có 36 nhà máy đường, tổng công suất thiết kế khoảng 150.000 tấn mía/ngày, tăng 12,7 lần so với năm 1995. Diện tích mía cả nước có khoảng 300.000ha, tăng khoảng 10 lần so với năm 1995. Hàng năm ngành mía đường đã sản xuất khoảng 1,5 triệu tấn đường (tạo giá trị khoảng 300.000 tỷ đồng), đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, tham gia bình ổn thị trường giá cả trong nước.
Trước những khó khăn của ngành mía đường, tại buổi làm việc với lãnh đạo Hiệp hội Mía đường Việt Nam chiều 3/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Để nâng cao sức cạnh tranh cho ngành mía đường phải giảm giá thành tối đa ở tất cả các khâu, nâng cao giá trị tối đa cho các nhóm sản phẩm.
Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ đồng hành cùng Hiệp hội, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất giống 3 cấp để đáp ứng đủ giống cho nông dân trồng, qua đó nâng cao năng suất trồng mía của Việt Nam lên 90-100 tấn, thay vì 50-60 tấn như hiện nay.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, về hệ thống canh tác cần cơ giới hóa tất cả các khâu, tưới nước khoa học và bón phân cân đối để tạo ra sản phẩm chất lượng, chi phí sản xuất thấp.
Liên quan tới câu chuyện đa dạng hóa sản phẩm cho ngành mía đường, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đưa ra thêm tư vấn nên tận dụng bã mía để làm nấm. Đây là một hướng tiếp cận mới.
“Mô hình ở Vĩnh Phúc, làm nấm trên diện tích hơn 2.000 m2 nhưng tháng nào cũng thu 400-500 triệu đồng nấm tỏi gà; rồi mô hình trồng nấm rơm tại Lâm Đồng, cứ 1m2 nấm rơm bằng công nghệ của Nhật Bản cho 20 kg nấm mà 1kg nấm bây giờ bán 450.000 đồng. Với công nghệ như vậy, bã mía quý hơn nước mía. Việc dùng bã mía làm nấm là tốt, sau đó bã có thể làm phân. Đặc biệt, nấm sẽ là sản phẩm thức ăn tiềm năng, trong 10 năm nữa chưa sản xuất đủ”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dẫn chứng.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Hà Nội chính thức nộp thuế điện tử
- ·Bất động sản năm 2019: Thị trường trung cấp vẫn sẽ 'thống trị'
- ·Truyền hình trực tiếp giải Bamboo Airways Takeoff Golf Tournament 2018
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- ·Xổ số Vietlott: Tiết lộ địa danh ‘khai xuân’ có tỷ phú mới trúng giải 3,65 tỷ đồng
- ·Đắk Lắk áp dụng nhiều giải pháp nhằm phát triển cà phê bền vững
- ·6 cách thay đổi bản thân để thành công
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Hàng Mã mùa Giáng sinh: ‘Kẻ mua người bán nhộn nhịp’
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Ô tô VinFasat giá giới thiệu 326 triệu đồng, người dùng Việt đặt mua ở đâu?
- ·Chuyên gia giải mã chiến lược kinh doanh '3 không' cho ô tô, xe máy điện của VinFast
- ·Toyota Alphard chiếc MPV đắt nhất tại thị trường Việt Nam sở hữu công nghệ gì?
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Giá xe Mazda tháng 12: Cập nhật giá bán mới nhất tại Việt Nam
- ·Ông Phạm Nhật Vượng: Thế giới phải biết Việt Nam trí tuệ, đẳng cấp
- ·Huyndai Palisade 2020 ra mắt hơn hẳn Huyndai Santafe?
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·'Nối gót' các hãng xe khác, Yamaha Việt Nam thông báo triệu hồi xe dính lỗi