【toi nay co da bong ko】Buồn vui nghề chiếu
Từ lâu, chiếu Tân Thành đã trở thành cái tên quen thuộc gắn bó lâu đời với người dân xứ Cà Mau. Ban đầu, người ta dệt chiếu đơn giản chỉ để dùng sinh hoạt trong gia đình, rồi đem đi bán để kiếm thêm thu nhập. Ai ngờ, sức lao động của những bàn tay khéo léo cũng được mọi người công nhận khi chiếu Tân Thành nổi lên thành thương hiệu.
Từ lâu, chiếu Tân Thành đã trở thành cái tên quen thuộc gắn bó lâu đời với người dân xứ Cà Mau. Ban đầu, người ta dệt chiếu đơn giản chỉ để dùng sinh hoạt trong gia đình, rồi đem đi bán để kiếm thêm thu nhập. Ai ngờ, sức lao động của những bàn tay khéo léo cũng được mọi người công nhận khi chiếu Tân Thành nổi lên thành thương hiệu.
Từ đó, nghề chiếu trở thành nghề truyền thống nổi tiếng của xứ Cà Mau. Có điều đặc biệt là cái nghề có từ lúc nào cũng chẳng ai biết được. Hỏi thăm bà con cố cựu ở xứ Tân Thành thì chỉ nói là nghề cha truyền con nối, lớn lên đã thấy chớ hổng biết có lúc nào.
Ngày một thưa thớt
Là dân gốc xứ Tân Thành, trải qua tuổi thơ gắn với nghề dệt chiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành Trương Quỳnh Lãm ngẫm về cái nghề nổi tiếng một thời: “Ở xứ này trước kia làm ruộng rồi đa số ai cũng có thêm nghề dệt chiếu, có gia đình hông có đất luôn nên tính ra nghề này cũng gọi là nghề chủ lực rồi còn gì”.
Cô Võ Thị Tho, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau phơi lác làm chiếu. |
Anh Lãm vừa nói vừa chỉ tay: “Ngày trước đi tới vàm Cái Nhút là thấy một dọc bà con người ta phơi lác, nhìn mê lắm. Vui nhất là mấy lúc trời mưa, nhà nào cũng chạy ùa ra gom lác vô. Giờ nghề chiếu vắng lắm rồi, toàn xã chỉ còn lại vỏn vẹn 62 hộ bám nghề. Mấy gia đình còn dệt chiếu đa phần là những hộ có người lớn tuổi, người ta theo nghề lâu rồi nên yêu nghề lắm, cố gắng giữ lại chút ngón nghề gia truyền. Cũng như ông bà cụ ở nhà tôi, Tết đến hay dịp cưới gả cần dùng tới chiếu thì lấy đồ nghề ra dệt chớ đâu có chịu mua. Cuộc sống giờ phát triển, trẻ con ăn rồi đi học; người lớn, nếu không có việc làm thì đi làm công nhân ở miệt trên chớ ít ai chịu về quê ngồi chăm chút từng sợi lác như mấy bà già nữa”.
Theo chân chị Lê Kim Kỵ, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tân Thành, xuống thăm mấy hộ gia đình còn bám nghề dệt chiếu, đi rồi mới thấy, nghề chiếu giờ vắng lặng. Chị Kỵ chỉ chúng tôi: “Mấy nhà này ngày trước đều làm chiếu, giờ thì nghỉ hết rồi”.
Cái tình với nghề
Tạt vào ngôi nhà nhỏ nằm gần mép sông, chị Kỵ giới thiệu: “Nhà này tới giờ vẫn sống bằng nghề dệt chiếu”. Ðó là gia đình cụ Huỳnh Thị Mến, ở Ấp 5, xã Tân Thành. Cụ Mến năm nay 88 tuổi, tính ra đã qua cái “tuổi hưu” lâu lắm rồi nhưng ngày nào cụ cũng ngồi chùi chiếu cùng người con dâu gần 70 tuổi - cô Trần Mỹ Tiên.
Cụ Mến khoe: “Nhờ cái nghề này mà ngày xưa một mình tôi nuôi 4 đứa con đó. Giờ già rồi chớ cũng còn mê làm, ngày nào khoẻ thì cũng chùi được một chiếc". Cô Tiên vừa dệt vừa “giảng” nghề: “Chiếc chiếu nằm thấy đơn giản vậy chớ cực và tỉ mỉ lắm à, để dệt được nó phải qua nhiều công đoạn, mà cực nhất vẫn là lúc làm lác. Cực thì cực chớ ông bà mình ngày xưa làm được, nhờ nó mà nuôi mình lớn nên giờ cũng ráng đeo”.
Cô Tiên cho biết: "Ở xứ này giờ nhà trồng lác cũng thưa lắm rồi. Người ta có vốn chuyển dịch nuôi cá này cá kia, mình không vốn, rồi lớn tuổi nữa nên cứ theo cái nghề truyền thống này, đến khi nào làm hông nổi nữa thì thôi”.
Theo như lời cô Tiên: “Ngày trước trong nhà mà có đống lác là coi như năm đó khỏi lo đói. Mà xưa phơi lác rồi đem vô ví lại như cái bồ lúa chớ đâu phải thưa như bây giờ”.
Dù đang ngày càng bị mai một đi nhưng từng chiếc chiếu người dân xứ Tân Thành dệt ra vẫn vẹn nguyên cái nghĩa tình mộc mạc, vẫn còn những đôi tay đang cố gắng níu giữ một chút hồn của xứ sở, quê hương. Không còn gắn bó với nghề nữa nhưng nhiều bà con ở xứ này vẫn còn giữ nguyên mấy món đồ nghề, những lúc “ngứa nghề” lại lấy ra dợt lại.
Vì điều kiện gia đình chị Tô Hồng Xuyến, Ấp 5, xã Tân Thành, bỏ nghề hơn 2 năm nay. Chị Xuyến tâm sự: “Hồi trước nhà tui hổng có đất, nhà cửa cũng lụp xụp lắm, phụ nữ đâu có làm được mấy việc nặng nhọc nên hai mẹ con dệt chiếu, chồng đi làm hồ, chắt chiu mà mua được cái nền rồi cất được cái nhà tương đối kiên cố. Giờ mẹ già rồi đâu có ngồi cả ngày dệt được nên mình cũng nghĩ luôn. Mà nói bỏ vậy thôi chớ đâu có bỏ luôn được, lâu lâu nhớ nghề mẹ con cũng đem ra dệt một, hai đôi để trong nhà xài”.
Nghĩ về một thời huy hoàng của làng chiếu Tân Thành, anh Lãm tiếc nuối: “Mấy ông ở trển đang họp bàn xoá sổ Tổ hợp tác làm chiếu Tân Thành. Tổ thành lập cũng lâu rồi mà mấy năm nay hổng thấy hoạt động gì. Giờ chỉ còn cách tuyên truyền vận động bà con ráng giữ cái nghề truyền thống, nổi tiếng một thời của quê hương xứ sở thôi, chứ bắt buộc họ cũng đâu được. Kinh tế chuyển dịch, mọi người chuyển sang nuôi cá bống, cá chình nhiều hơn, mô hình nào hiệu quả kinh tế thì mình làm, tính ra họ đang đi đúng hướng phát triển rồi còn gì, cái này hông trách bà con mình được”.
Làng chiếu Tân Thành giờ không còn hoạt động sôi nổi như xưa nữa, nhưng trong lòng người dân xứ chiếu vẫn còn mang cái nghĩa, cái tình đối với nghề. Xa xa, trước khoảng sân nhỏ lại thấy dáng người lom khom ngồi phơi từng sợi lác…
Bài và ảnh: Kim Chi
相关文章
Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
Các tỉnh Tây Nguyên và Bắc Bộ hôm nay 29/12 thời tiết lạnh đến rét (Ảnh: QUANG ĐỊNH)Trung tâm Dự báo2025-01-10- (BDO) Có được hai bàn thắng của Việt Anh và Quang Hải nhưng vì sự cố chơi thiếu người ở cuối hiệp 12025-01-10
Phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Hóa
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, ý kiến2025-01-10Đường cao tốc phải có tối thiểu 4 làn xe hoàn chỉnh theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Ảnh minh họa. Nguồn: InternetĐó là nội dung tại Thông báo số 94/TB-VPCP n2025-01-10Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
Ngày 22-12, giới chức Nigeria thông báo 22 người đ&a2025-01-10Căn cước điện tử là gì, giá trị sử dụng như thế nào?
Căn cước điện tử là gì, giá trị sử dụng như thế nào?Theo Cổng thông tin điện tử2025-01-10
最新评论