当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kèo đồng banh là gì】Bố mẹ lo lắng con sử dụng mạng xã hội cả ngày, chuyên gia chỉ giải pháp

【kèo đồng banh là gì】Bố mẹ lo lắng con sử dụng mạng xã hội cả ngày, chuyên gia chỉ giải pháp

2025-01-10 09:38:36 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point

Tình trạng trẻ nhỏ sử dụng mạng xã hội thường xuyên,ốmẹlolắngconsửdụngmạngxãhộicảngàychuyêngiachỉgiảiphákèo đồng banh là gì không kiểm soát được nội dung khiến các bậc cha mẹ lo ngại. Làm sao để các con tiếp xúc với mạng xã hội một cách an toàn là vấn đề được đặt ra hàng đầu nhưng không dễ thực hiện. 

Nghỉ hè, con ở nhà xem tivi, điện thoại cả ngày 

Dịp hè, ngồi trên văn phòng nhưng lúc nào chị Lan Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng lo ngay ngáy vì con đang ở nhà một mình. Chị liên tục xem camera để biết con đang làm gì. Không thấy con đâu là chị lại cuống lên gọi điện. Chị dặn con không được mở cửa cho người lạ và khi có chuông báo cháy phải chạy sang nhà hàng xóm nghe ngóng tình hình.

Dặn là vậy nhưng chị không thể nào yên tâm mỗi ngày đi làm. Con ở nhà chỉ có xem tivi, điện thoại. Chị dù không muốn cũng không thể cấm bởi không có tivi, không có mạng xã hội, con sẽ quanh quẩn, nhàm chán. 

mangxhoi.jpg
Cha mẹ lo lắng con sử dụng mạng xã hội, chơi game cả ngày

Gần đây, thấy con hay nhảy nhót, tự trang điểm, nói năng và hành động theo mấy bạn trẻ trên mạng xã hội, chị bắt đầu lo lắng. Trước con còn nhỏ chưa hiểu mấy ngôn từ của giới trẻ nhưng giờ con lớn hơn, những câu nói yêu đương, lời lẽ không hay trên mạng xã hội, con học theo rất nhanh. 

Có lần bạn đến chơi, con buột miệng nói ra mấy câu khiến chị nóng mặt. Chị không ngờ đứa con gái ngoan ngoãn của mình lại có thể thốt ra những lời đó. Lo lắng chồng chất, chị bàn với chồng tìm cách để con không thể tiếp cận với những kiểu “văn hóa mạng xấu xí". 

Chị cấm con dùng tivi, xem điện thoại nhưng con phản ứng khá mạnh. Chị đành nghĩ đến việc bỏ tiền để gửi con vào các trung tâm nhận trông trẻ bán trú kỳ nghỉ hè. Dù tiền bạc không xông xênh nhưng chị đành phải chọn cách tối ưu nhất. 

Kết quả khảo sát của UNICEF năm 2022 cho thấy, 82% trẻ em Việt Nam từ 12 – 13 tuổi sử dụng Internet hàng ngày. Trong khi đó, theo Bộ LĐTBXH, thời gian trẻ em Việt Nam sử dụng mạng xã hội là từ 5-7 giờ mỗi ngày.

Thống kê của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số cũng chỉ ra rằng, có 36,5% trẻ em phải trải nghiệm các thông tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực; hơn 13% trẻ em bị tiếp xúc không mong muốn với các tài liệu khiêu dâm.

Việc thường xuyên tiếp xúc với mạng xã hội chính là nguyên nhân chủ yếu khiến các em gặp phải những tác động tiêu cực bởi không gian mạng.

Giải pháp giúp trẻ sử dụng mạng xã hội an toàn

TS. Vũ Việt Anh, Tổng giám đốc Học viện Thành Công cho rằng, mạng xã hội có lợi nhưng nếu không biết cách sử dụng, chúng sẽ là vũ khí gây hại cho con trẻ. 

Ông khẳng định mạng xã hội có khá nhiều lợi ích giúp trẻ phát triển được bản thân, tìm hiểu được thêm nhiều kiến thức, kết nối được với bạn bè trên thế giới. Tuy nhiên sử dụng thế nào cho an toàn, hiệu quả ở lứa tuổi nhỏ thì cha mẹ là người cần đồng hành và hướng dẫn.  

Những việc cha mẹ cần làm để con trẻ sử dụng mạng xã hội an toàn được TS. Vũ Việt Anh gợi ý. 

Bảo vệ quyền riêng tư và thông tin cá nhân 

TS. Vũ Việt Anh cho rằng, khi con sử dụng mạng xã hội, cha mẹ nên hướng dẫn các con cách thiết lập chế độ bảo mật phù hợp với các tài khoản mạng xã hội. Đồng thời, cha mẹ phải nhắc nhở con không nên chia sẻ các thông tin nhạy cảm như số điện thoại, địa chỉ nhà riêng, mật khẩu... lên mạng xã hội.

Cha mẹ có thể cảnh báo con về những mánh khóe lừa đảo trên mạng xã hội từ các hình thức tải trò chơi, đăng nhập link web...

Không cả tin với các mối quan hệ trên mạng 

Thời nay, mạng xã hội phát triển, việc kết bạn trên mạng để trao đổi thông tin là chủ yếu. Tuy nhiên, cha mẹ cần cảnh báo con trẻ cẩn trọng với các mối quan hệ mới trên mạng xã hội. 

Dặn con không nên gặp gỡ trực tiếp với những người bạn quen qua mạng kẻo bị lừa lọc, nguy hiểm bản thân. Giải thích cho con hiểu về những nguy cơ tiềm ẩn khi chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng. 

Cẩn trọng khi bình luận trên mạng xã hội

Việc con trẻ để lại bình luận hay hình ảnh trên mạng xã hội phải được cha mẹ nhắc nhở, chỉ dạy. 

Nhiều trẻ không hiểu, thường để lại những ngôn từ bình luận không tích cực, gây tổn thương thậm chí có tính xúc phạm, không tôn trọng người khác. Cha mẹ cần chỉ cho con biết tác hại của việc bình luận thiếu suy nghĩ, giải thích cho con hiểu những hậu quả của việc này. Từ đó con có cái nhìn chính xác và cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp, tránh các bình luận khiếm nhã.

Kiểm tra tài khoản mạng xã hội của con

Phụ huynh có thể kiểm tra tài khoản mạng xã hội của con một cách công khai để biết con đang sử dụng mạng xã hội vào mục đích gì. Nếu phát hiện những việc làm chưa tốt, cha mẹ phải là người chỉ đường dẫn lối, giúp con nhận ra tác hại của việc đó và thay đổi chúng. 

Cuối cùng, TS. Vũ Việt Anh nhấn mạnh, phụ huynh cần làm gương để các con có thể tuân thủ các quy định. Gia đình cũng có thể tìm các hoạt động thay thế ngoài trời và tham gia các hoạt động xã hội để trẻ em được tham gia, hướng các em đến thế giới bên ngoài nhiều hơn. Từ đó trẻ nhỏ sẽ có cuộc sống vui vẻ toàn diện hơn nhất là trong thời gian nghỉ hè. 

Bảo vệ trẻ em trước các chiêu lừa tinh vi của kẻ bắt cóc

Bảo vệ trẻ em trước các chiêu lừa tinh vi của kẻ bắt cóc

Năm 2023, các vụ bắt cóc trẻ em xảy ra nhiều và để lại hậu quả nghiêm trọng. Điều này cho thấy tội phạm bắt cóc trẻ em ngày một táo tợn, tinh vi hơn.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读