【ceara ce vs】Đại biểu Quốc hội: Nên có chính sách hỗ trợ nhiều hơn nữa đối với các cơ quan báo chí
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí - xu thế tất yếu,ĐạibiểuQuốchộiNêncóchínhsáchhỗtrợnhiềuhơnnữađốivớicáccơquanbáochíceara ce vs mang tính sống còn |
Nguồn thu từ quảng cáo ngày càng giảm do cạnh tranh với các nền tảng số
Tham gia ý kiến, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng, hiện nay, cơ quan báo chí hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận, phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền và giáo dục thay vì mục tiêu kinh doanh. Dù vậy vẫn phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp 20% như các doanh nghiệp thông thường. Điều này gây áp lực tài chính lớn, đặc biệt khi nguồn thu từ quảng cáo ngày càng giảm do cạnh tranh với các nền tảng số.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. |
“Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng số như Google, Facebook, nguồn thu của báo chí ngày càng giảm khiến nhiều cơ quan báo chí gặp khó khăn trong duy trì hoạt động. Các khoản thu nhập không ổn định, như tài trợ, hợp đồng quảng cáo nhỏ lẻ vẫn được tính thuế doanh nghiệp mà không tính đặc thù làm suy yếu khả năng tài chính của báo chí” – đại biểu Thạch Phước Bình nhấn mạnh.
Đại biểu Thạch Phước Bình đề xuất áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% đối với phần thu nhập từ hoạt động ngoài nhiệm vụ chính trị như quảng cáo, tổ chức sự kiện. Đồng thời miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản tài trợ, viện trợ cho cơ quan báo chí; có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các cơ quan báo chí địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và khả năng tự chủ tài chính thấp hoặc là rất thấp.
Đại biểu Thạch Phước Bình cũng đề xuất tách biệt rõ ràng giữa thu nhập từ hoạt động tuyên truyền, nhiệm vụ chính trị được miễn thuế và thu nhập từ các hoạt động kinh doanh hưởng ưu đãi thuế suất thấp.
Đại biểu cũng đề xuất hỗ trợ gián tiếp thông qua các biện pháp khác như: Thành lập quỹ hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn xã hội hóa để tài trợ một phần cho hoạt động báo chí; xây dựng cơ chế thu thuế từ các nền tảng số như Google, Facebook và sử dụng nguồn thu này để hỗ trợ cơ quan báo chí trong nước. |
Có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho cơ quan báo chí địa phương, nhất là vùng sâu, xa, nơi có điều kiện khó khăn, khả năng tự chủ tài chính thấp hoặc rất thấp; xây dựng cơ chế kê khai thuế đơn giản, ưu tiên hỗ trợ các cơ quan báo chí trong việc xác định thu nhập chịu thuế và áp dụng các ưu đãi.
Thu nhập của cán bộ, phóng viên giảm sút rất nhiều
Cũng cho rằng báo chí hoạt động đang rất khó khăn trong khi đó thu thuế từ thu nhập báo chí không có nhiều, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) lý giải, khó khăn này chủ yếu do sự cạnh tranh. Không chỉ cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí thì còn cạnh tranh với các nền tảng số.
“Một số cơ quan báo chí hiện nay không được nhà nước hỗ trợ nên rất khó khăn. Những đơn vị sự nghiệp có thu thì họ tự thu, còn rất nhiều tạp chí họ tự hoạt động nên nguồn thu không nhiều, chính vì thế nếu thu thuế sẽ khó khăn thêm. Nên đưa báo chí nằm trong dạng doanh nghiệp vừa và nhỏ để được ưu đãi thuế" - đại biểu đề xuất.
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn Phú Yên). |
Cùng chung nhận định, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn Phú Yên) khẳng định, báo chí là hoạt động chính trị - xã hội, có vai trò định hướng dư luận xã hội hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc tác nghiệp của báo chí hiện nay đang hết sức khó khăn. Đời sống, thu nhập của cán bộ, phóng viên giảm sút rất nhiều và hoạt động của các cơ quan báo chí đang đứng trước nhiều thách thức.
Ngoài ra, các cơ quan báo chí cũng đứng trước sức ép phải cạnh tranh thông tin trên mạng xã hội, từ các nguồn thông tin khác đòi hỏi chất lượng thông tin báo chí phải tốt hơn rất nhiều, đầu tư công sức nhiều hơn nhiều. Việc giảm thu nhập cũng ảnh hưởng lớn đến các cơ quan báo chí, tâm tư của nhiều phóng viên báo chí yêu nghề.
Để đảm bảo cho các các cơ quan báo chí ổn định hoạt động, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa đề nghị nghiên cứu giảm thuế hơn nữa cho các cơ quan báo chí. Theo đó, đại biểu đề nghị nên có chính sách hỗ trợ nhiều hơn nữa đối với các cơ quan báo chí, không chỉ giảm thuế xuống 10% với tất cả các loại hình báo chí mà còn có nghiên cứu thể giảm xuống 5%.
Điều này cũng góp phần ổn định tinh thần của các cơ quan báo chí, phóng viên báo chí. Bởi khi giảm thuế thì chất lượng báo chí sẽ tốt hơn và công chúng đều hưởng lợi trong việc được cung cấp thông tin, tiếp cận giá trị văn hóa chất lượng cao, đấu tranh với các thông tin xấu độc, góp phần định hướng giá trị thông tin xứng tầm với vị thế của đất nước./.
Vào cuối phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có phản hồi về nội dung này. Theo đó, Phó Thủ tướng khẳng định nếu Quốc hội cho phép, Chính phủ sẽ đề xuất giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ quan báo chí xuống 10%. |
相关文章
Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông về kết quả đầu tư hệ thố2025-01-24Nhà nông làm giàu từ đa cây, đa con
Sinh ra và lớn lên tại Tiền Giang, dù chăm chỉ lao2025-01-24Thu lợi từ trồng ca cao dưới tán điều
LỢI ÍCH KÉP Đầu tháng 12, cây ca cao bắt đ2025-01-24Bù Gia Mập: Năng suất điều ước tăng 400kg/ha so cùng kỳ năm trước
Theo báo cáo, đánh giá tại hội nghị, trong 3 th&a2025-01-24Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
Tối 28/8, UBND phường Trần Phú (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, tr&ec2025-01-24Giá xăng tăng hơn 200 đồng/lít
Trưa ngày 22/4, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã ra thông báo điều hành giá xăng dầu trong nước th2025-01-24
最新评论