【đội hình getafe gặp osasuna】Bộ Công Thương: Tập trung giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa,ộCôngThươngTậptrunggiảiphápkịpthờitháogỡkhókhănthúcđẩypháttriểnsảnxuấđội hình getafe gặp osasuna hiện đại hóa: Nhiều thách thức Bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh |
Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 1,8%
Theo Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ - CP, tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 của Bộ Công Thương, mặc dù chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam giảm mạnh trong tháng 3 (giảm từ 51,2 điểm xuống 47,7 điểm; tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm lần thứ 4 trong vòng 5 tháng gần đây; số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài ghi nhận giảm lần đầu tiên kể từ đầu năm) và tiếp tục giảm trong tháng 4 do nhu cầu khách hàng vẫn yếu (tháng 4 giảm còn 46,7 điểm) nhưng sản xuất công nghiệp trong tháng 4 có dấu hiệu cải thiện khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, IIP ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều biện pháp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sản xuất |
Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, IIP ước tính giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 7,8%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vốn đóng vai trò là động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế nhưng giảm 2,1% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,5%), làm giảm 1,5 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,5% (cùng kỳ năm 2022 tăng 7%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,5% (cùng kỳ năm 2022 tăng 1,7%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 2,8% (cùng kỳ năm 2022 tăng 4,1%), làm giảm 0,5 điểm phần trăm.
Phân theo địa phương, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 52 địa phương và giảm ở 11 địa phương trên cả nước. Trong đó, một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao như: Cao Bằng tăng 26,3%; Lai Châu tăng 22%; Đắk Lắk tăng 21,9%; Tuyên Quang tăng 21%; Gia Lai tăng 17,5%; Hải Phòng tăng 15%; Quảng Ninh tăng 14,1%...
Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành sản xuất, phân phối điện hoặc ngành khai khoáng giảm giảm như: Quảng Nam giảm 33,4%; Bắc Ninh giảm 18,6%; Vĩnh Long giảm 16,1%; Sóc Trăng giảm 15,5%...
Chỉ số sản xuất của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II giảm so với cùng kỳ năm trước: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng giảm 13,1%; Sản xuất xe có động cơ giảm 8,5%; Sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 9,6%; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 8%; sản xuất trang phục giảm 7,4%; sản xuất kim loại giảm 5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 5,1%; dệt giảm 4,9%... Ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành tăng như: Khai thác quặng kim loại tăng 14,1%; Sản xuất đồ uống tăng 11,1%; Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 14,3%; Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị tăng 10,6%...
Gia tăng năng lực sản xuất mới, hỗ trợ doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn tiếp tục khó khăn dù có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm và không đồng đều ở các quốc gia, nhu cầu tiêu dùng vì thế cũng phục hồi chậm. Trung Quốc mở cửa trở lại làm gia tăng sự cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam... là những yếu tố tiếp tục tác động đến sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những tháng tới. Sức mua vẫn hồi phục chậm, sản xuất vẫn sẽ khó khăn do thiếu hụt đơn hàng. Sự hồi phục chậm của thị trường bất động sản, giải ngân vốn đầu tư thấp sẽ tác động đến tiêu thụ của một số ngành sản xuất có liên quan...
Để thúc đẩy phát triển sản xuất và hỗ trợ doanh nghiệp, thời gian tới, Bộ Công Thương bám sát tình hình sản xuất của các ngành, lĩnh vực, tổ chức làm việc với một số ngành, địa phương trọng điểm về công nghiệp theo phân công của Chính phủ để kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất.
Cùng với việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án của ngành Công Thương, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, sẽ tập trung tạo điều kiện thuận lợi để đưa các dự án công nghiệp lớn có vai trò quan trọng đi vào vận hành, đặc biệt là các dự án liên quan đến khai thác, chế biến khoáng sản, quy mô lớn các dự án thép tại Nam Định, Bình Định và Phú Yên.
Đồng thời, triển khai hiệu quả sau khi Quy hoạch khoáng sản được phê duyệt để nhằm tạo thêm nguồn lực mới và đồng thời tập trung phát triển công nghiệp vật liệu phục vụ cho chính công nghệ sản xuất, chế biến, chế tạo trong nước.
Nhìn nhận khó khăn trong những tháng vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, cơ quan quản lý nhà nước đã và đang tiếp tục đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Trong đó, đề xuất tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi về lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước để tăng sức mua nhằm phục hồi thị trường ô tô, duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Ngoài ra, để đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nước thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường rà soát các tồn đọng ở các dự án công nghiệp lớn có vai trò quan trọng, tháo gỡ khó khăn để sớm đi vào vận hành; bám sát tiến độ, tháo gỡ khó khăn để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo,... nhằm gia tăng năng lực sản xuất mới và tạo chủ động nguồn cung nguyên, nhiên vật liệu, phát triển bền vững sản xuất.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu.
Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất thông qua các giải pháp về ổn định thị trường tài chính, tiền tệ tháo gỡ khó khăn về vốn (như: rà soát để tiếp tục đề xuất miễn giảm một số khoản thuế, phí) và giải pháp về tiền tệ (tạo thuận lợi trong tiếp cận tín dụng), tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp khu vực chế biến, chế tạo có thêm nguồn lực để phục hồi và phát triển.