Trong đó,óaChuyểngiaocôngnghệhỗtrợnôngdânlàmgiàtỷ số malmo Trung tâm này đã xây dựng mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi vịt thịt an toàn và xử lý môi trường chăn nuôi” với quy mô 1.500 con vịt Super M cho 15 hộ nông dân tại xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
Đây là mô hình sử dụng thức ăn chủ yếu là cám hỗn hợp, cám ngô, cám gạo, chế phẩm sinh học EM, rỉ đường và một số thức ăn tận dụng khác như cá tạp, tép, cua, ốc…
Mô hình nuôi vịt sử dụng cám ủ EM
Khi sử dụng cám ủ EM trộn cùng cám hỗn hợp, chi phí chăn nuôi và thời gian nuôi vịt thịt giảm, mùi hôi chuồng trại giảm từ 50-80% sau 1 tuần.
Trung tâm Chuyển giao công nghệ của Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cũng đã hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả khác như: Chăn nuôi dê bán chăn thả tại xã Trung Xuân (Quan Sơn); trồng bí xanh tại thị trấn Vạn Hà (Thiệu Hóa); trồng dưa bao tử ở 2 xã Thành Vân, Thành Tiến (Thạch Thành)…
Hiện, trung tâm đang hỗ trợ nông dân xây dựng 2 mô hình sản xuất mới là trồng dưa lê thơm ở xã Quảng Lợi (Quảng Xương) và trồng ớt xuất khẩu trong nhà lưới đơn giản ở xã Công Liêm (Nông Cống, Thanh Hóa).
Tại các huyện có mô hình sản xuất do trung tâm thực hiện đã tạo được sức lan tỏa. Cũng từ hiệu quả của các mô hình trình diễn của trung tâm, nhiều đơn vị trong tỉnh đã học tập, nhân rộng mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt, giúp bà con vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.
>>Đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng ngành Y tế
Đào tạo công cụ Năng suất chất lượng trên địa bàn tỉnh Lào Cai